NASA "tấn công" nơi duy nhất có chìa khóa sự sống giống địa cầu

Hai "chiến thần" quan sát vũ trụ hàng đầu của NASA sẽ phối hợp với tàu vũ trụ Juno trong vòng bay tiếp theo để khai phá bí ẩn về mặt trăng Io - nơi sở hữu một điều kiện "vàng" cho sự sống.

Hai kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới là James Webb và Hubble do NASA điều hành chính sẽ nhắm thẳng mặt trăng Io của sao Mộc trong nhiệm vụ kế tiếp, phối hợp với tàu vũ trụ Juno nhằm giải mã một trong những miền đất bí ẩn nhất mà cơ quan này từng nghiên cứu, theo tờ Space.

Io và Trái đất là hai thiên thể duy nhất trong Hệ Mặt trời và trong cả vũ trụ từng được biết đến là có hoạt động địa chất.


Mặt trăng Io với tiền cảnh là tàu vũ trụ Juno và hậu cảnh là sao Mộc - (Ảnh: NASA)

Ở hành tinh chúng ta, hoạt động địa chất là một trong những "chìa khóa sự sống", góp phần quan trọng vào việc ổn định khí quyển và từ quyển, ổn định thành phần hóa học, tạo ra những kích thích tố cần thiết cho sự sống phát sinh trong thời cổ đại...

Đối với Io, ban đầu NASA cho rằng nó không thể có sự sống bởi hoạt động địa chất ở đây lại quá mãnh liệt. Io còn được gọi là "mặt trăng núi lửa", với hàng trăm núi lửa lớn nhỏ hoạt đông khôn ngừng nghỉ. Tuy nhiên, sau này nhiều bằng chứng khác khiến việc Io có sự sống hay không trở thành câu hỏi mở.

Hướng "tấn công" mới từ James Webb và Hubbles sẽ được ủy quyền cho Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) của MỸ, đã được Viện khoa học Kính viễn vọng không gian - là nơi điều hành các đài quan sát của NASA - cấp phép để quan sát James Webb và ubble.

Nhóm SwRI sẽ thu thập dữ liệu Io trong 122 quỹ đạo của kính thiên văn, bổ sung bằng 5 giờ quan sát bằng James Webb.

Năm tới, tàu Juno cũng sẽ bay ngăng mặt trăng núi lửa này nhiều lần, mang đến những cơ hội "tấn công" bằng nhiều hướng cùng lúc, từ đó đối chiếu chuẩn xác dữ liệu.

Nhà điều tra chính của nhiệm vụ mới là TS Kurt Retheford cho biết họ hy vọng mang về các hiểu biết mới về hoạt động núi lửa mạnh mẽ của Io, sự tương tác giữa mặt trăng và khí trung tính cũng như quần thể khí trung hòa plasma lan truyền qua từ trường của sao Mộc - thứ kích hoạt phát xạ cực quang dữ dội của hành tinh này.

Io có kích thước bằng Mặt trăng của Trái đất và là mặt trăng Galilean trong cùng của sao Mộc. Mặt trăng Galilean là nhóm 4 mặt trăng lớn nhất của hành tinh này, bao gồm Io, Europa, Ganymede, Calisto.

NASA cũng như các cơ quan nghiên cứu vũ trụ khác rất tin tưởng vào khả năng sở hữu sự sống của Europa, hy vọng lớn vào Ganymede và Calisto và đầy hoài nghi về Io.

Cập nhật: 30/08/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video