Nấu cơm bằng nước nóng hay nước lạnh? 90% bà nội trợ Việt trả lời sai

Nấu cơm, một công việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nấu đúng để cơm vừa ngon vừa giữ được chất dinh dưỡng.

Tại Việt Nam, mọi người đều cho rằng chất lượng gạo và sự khéo léo trong việc đong đúng lượng nước cần thiết là 2 yếu tố quyết định cơm ngon hay không chứ không liên quan tới việc nấu bằng nước nóng hay lạnh. Vì vậy, đa phần mọi người đều nấu cơm bằng nước lạnh.

Một số người lại có thói quen ngâm gạo trước khi nấu khoảng 20 phút. Cũng có ý kiến cho rằng, nấu bằng nước lạnh gạo sẽ chín từ từ nên cơm sẽ ngon hơn, còn nấu bằng nước nóng ngay từ đầu cơm bị cứng và không dẻo do gạo bị chín ép.

Tuy nhiên, mọi quan niệm và thói quen nấu cơm đó đều không đúng. Nấu cơm bằng nước lạnh, cần một khoảng thời gian để nước nóng lên, hạt gạo sẽ bị trương nở khiến cơm mất ngon và vô tình làm mất đi một lượng dinh dưỡng quý giá có trong gạo.

Theo chuyên gia, nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp gạo nhanh chín và chín đều hơn, cơm dẻo hơn. Ngoài ra, khi nấu bằng nước nóng, hạt gạo không bị vỡ do lớp bên ngoài hạt gạo nhanh co lại thành màng bảo vệ và giúp giữ lại tối đa lượng chất dinh dưỡng.

Nấu cơm bằng nước nóng và đậy nắp nồi kín sẽ giúp giữ lại lượng vitamin B1 nhiều hơn 30% so với nấu bằng nước lạnh.

Cập nhật: 10/07/2020 Theo QTM
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video