Mặc dù các kết quả ban đầu vắc xin này rất hứa hẹn nhưng những thay đổi liên quan đến quy định mới về nghiên cứu y học trên loài linh trưởng có thể hạn chế những thí nghiệm chuyên sâu hơn.
Sau đợt bùng nổ dịch Ebola tại Tây Phi vào năm 2014, các nhà khoa học làm việc liên tục để phát triển phương pháp điều trị căn bệnh chết người này nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn hoàn toàn sự bùng phát tiếp theo.
Trong khi phương pháp điều trị cho con người đang được thử nghiệm trên động vật, một nhóm các nhà khoa học khác tiếp tục tạo ra một vắc xin Ebola để bảo vệ động vật linh trưởng trong tự nhiên.
Mặc dù các kết quả ban đầu rất hứa hẹn nhưng những thay đổi liên quan đến quy định mới về nghiên cứu y học trên loài linh trưởng có thể hạn chế những thí nghiệm chuyên sâu hơn.
Ebola không chỉ tấn công mỗi con người mà còn là một mối đe dọa rất thực tế đối với động vật linh trưởng.
Năm ngoái, một thử nghiệm vắc xin Ebola mới được tiến hành ở Guinea và Sierra Leone cho thấy hiệu quả mang lại rất khả quan. Nhưng thực tế, Ebola không chỉ tấn công mỗi con người mà còn là một mối đe dọa rất thực tế đối với động vật linh trưởng.
Vào tháng 11 và tháng 12/1994, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng toàn bộ cộng đồng loài tinh tinh hoang dã sống trong Vườn Quốc gia Taïo ở Côte d'Ivoire đã biến mất. Nguyên nhân sau cùng thu thập được là toàn bộ tinh tinh đã bị nhiễm virus Ebola mới.
Trong năm 2011, một nghiên cứu khác cảnh báo rằng Ebola là nguyên nhân giết chết "khoảng một phần ba dân số gorilla của thế giới và tỉ lệ tương đương với loài tinh tinh". Với các quần thể linh trưởng bị mất môi trường sống và săn trộm, sự lây lan của bệnh thật sự là vấn đề đáng báo động.
1/3 dân số linh trưởng bị giết bởi virus Ebola
Trước tình hình này, các nhà khoa học đã tập trung tạo ra một loại vắc-xin dành riêng cho động vật linh trưởng hoang dã. Trong một nghiên cứu được công bố vào tuần trước trong hội thảo Scientific Results, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một thử nghiệm vắc-xin dạng uống mới mang lại "kích thích đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ" với 10 con tinh tinh sử dụng trong nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đặc biệt muốn biết hiệu quả thực sự của vắc-xin dạng uống so với phương pháp tiêm vắc xin vốn hay được sử dụng để bảo vệ các quần thể hoang dã khỏi bệnh dịch như bệnh dại. Với hình thức mới này, thay vì theo dõi các động vật hoang dã để tiêm chủng - vốn cực kì khó áp dụng với các loài linh trưởng ở châu Phi – việc đưa vắc-xin vào mồi và chờ cho động vật ăn nó sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Loại vắc-xin này tên là filorab1, được tạo ra từ một loại virut dại bất hoạt với một gene chèn Ebola được đem vào thử nghiệm và cho kết quả hơn mong đợi.
Sau 28 ngày kể từ lúc những con tinh tinh đã được chủng ngừa - 6 liều uống và 4 liều tiêm, các nhà khoa học sẽ lấy máu để xem xét kết quả. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, vắc-xin có mức độ bảo vệ tương tự như các thử nghiệm trước đó của filorab1 với "phản ứng miễn dịch mạnh mẽ" trong 28 ngày đầu của thử nghiệm. Đó thực sự là tín hiệu để họ tiến tới sự miễn dịch hoàn toàn đối với nhiều vật chủ khác nhau.
Dù rất hứa hẹn, nghiên cứu vẫn chịu giám sát hạn chế vì thay đổi.
Tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ. Vào tháng 6/2015, Cục Động vật hoang dã và Cá Hoa Kỳ đã liệt kê các loài tinh tinh và Đạo luật Các loài Nguy cấp, phần nào cản trở nghiên cứu hiện tại.
Kết quả là, các nhà khoa học chỉ có thể lấy máu sau 28 ngày cho nghiên cứu và không thể tiếp tục "thử thách Ebola", bài thử nghiệm để kiểm tra khả năng tăng cường miễn dịch của vắc xin với động vật bị nhiễm bệnh.
Các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng, nghiên cứu có lợi cho động vật linh trưởng được miễn trừ các quy định mới, nhưng do thay đổi liên quan đến việc "tất cả các cơ sở y sinh học chứa tinh tinh cần phải đưa chúng đến các khu bảo tồn phù hợp" sẽ hạn chế loại thí nghiệm liên quan.
Tạp chí New Scientists chỉ ra rằng, cho đến khi các chuyên gia bảo tồn và cán bộ y tế thống nhất kế hoạch mới, loại vắc xin sẽ không bao giờ được triển khai cho động vật hoang dã.