Bộ não con người được cho là một cấu trúc sinh học phức tạp nhất từng tồn tại. Trong khi khoa học chưa hiểu đầy đủ về bộ não của chúng ta, vẫn phải đang mày mò tìm hiểu về các chức năng, thì các nhà nghiên cứu lĩnh vực khoa học thần kinh đang mở rộng và đạt được nhiều tiến bộ.
Mới đây nhất, khoa học thần kinh đã có những bước tiến đáng kể trong việc lập bản đồ các chức năng phức tạp của 85 tỷ tế bào thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng. Neuralink là một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon do Elon Musk hậu thuẫn, đã phát triển một con chip thần kinh đặc biệt được gọi là "brain-computer interface" (giao thức tương tác trực tiếp giữa các tín hiệu não với một thiết bị bên ngoài).
Đặc biệt, Musk tuyên bố con chip này có thể chữa chứng ù tai, tình trạng thần kinh gây ù tai của bạn, trong vòng 5 năm tới. Nhưng liệu rằng điều này có khả thi không?
Thiết bị Neuralink có kích thước bằng đồng xu, được gọi tắt là "Link", cấy ghép vào hộp sọ bởi một robot phẫu thuật chính xác. Robot kết nối 1.000 sợi nhỏ từ Link đến một số tế bào thần kinh nhất định. Mỗi sợi chỉ bằng một phần tư đường kính sợi tóc người. Thiết bị này kết nối với máy tính bên ngoài bằng Bluetooth để liên tục giao tiếp qua lại.
Trong tương lại, các bộ phận giả Neuralink có thể giúp những người mắc các loại rối loạn thần kinh khác nhau, những người này đang bị mất kết nối hoặc trục trặc giữa não và các dây thần kinh phục vụ cơ thể. Điều này xảy ra trên những người bị liệt nửa người, liệt tứ chi, bệnh Parkinson và động kinh. Kể từ khi thành lập vào năm 2016, công ty Neuralink đã tuyển dụng các nhà khoa học thần kinh hàng đầu từ các học viện và cộng đồng nghiên cứu rộng, nhằm phát triển công nghệ điều trị các tình trạng này.
Vào năm ngoái, công ty đã đăng tải một video bằng chứng về thiết bị đặc biệt của mình, cho thấy nó kỳ diệu đến mức nào. Video cho thấy một con khỉ macaque chín tuổi tên là Pager, chơi thành công trò Pong bằng trí óc chính nó, thông qua một thiết bị Neuralink được cấy ghép kết nối với một máy tính đang chạy trò chơi.
Chú khỉ Pager đã chơi trò chơi máy tính Pong với sự hỗ trợ của Neuralink
Chú khỉ Pager đã được hướng dẫn cách chơi Pong bằng cần điều khiển, với mỗi bước đi chính xác, Pager sẽ nhận được một ngụm sinh tố chuối. Trong quá trình chơi, bộ phận cấy ghép Neuralink đã ghi lại các mô hình hoạt động điện trong não của chú khỉ, điều này giúp xác định tế bào thần kinh nào điều khiển chuyển động nào. Khi cần điều khiển bị ngắt kết nối, Pager có thể tự chơi trò chơi và giành chiến thắng chỉ bằng trí óc của mình.
Những thử nghiệm trên người để phát triển nguyên mẫu Neuralink dự kiến bắt đầu vào cuối năm 2022, tùy thuộc vào sự chấp thuận của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Ù tai là một bệnh lý về thần kinh với biểu hiện là tai bị ù hoặc ù khi hề tiếp xúc với một nguồn phát âm thanh nào từ bên ngoài. Ù tai hiện nay là một vấn đề rất phổ biến, gây ra khi dây thần kinh kết nối tai trong với não, được gọi là dây thần kinh tiền đình, bị tổn thương do tiếng ồn lớn kéo dài, chấn thương hoặc thiếu hụt nguồn cung cấp máu.
Một cách chữa ù tai đã được chứng minh là khó nắm bắt. Việc điều trị hiện tại tập trung vào việc che giấu âm thanh hay học cách bỏ qua âm thanh đó. Hiện tại bộ phận giả Neuralink kết nối với vỏ não, lớp bề mặt của não. Đây là nơi thiết bị có thể khắc phục thiệt hại đối với khả năng xử lý đầu vào hoặc đầu ra của cảm giác vận động của não.
Tuyên bố về việc thiết bị có thể chữa được chứng ù tai của Musk nghe có vẻ rất hoành tráng, tuy nhiên, khoa học vẫn có nhiều bàn cãi. Cấy ghép dây thần kinh đã giúp ích cho mọi người kể từ đầu những năm 1960 khi ốc tai điện tử đầu tiên được đặt cho một người bị khiếm thính, đã có nhiều tiến bộ trong 60 năm kể từ đó.
Các nhà khoa học thần kinh nói chung vẫn lạc quan rằng thiết bị này có tiềm năng điều trị chứng ù tai. Nó cũng có thể hữu ích trong việc điều trị các chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, khôi phục chấn thương sọ não và điều trị các tình trạng như bệnh tự kỷ hoặc bệnh thoái hóa của hệ thần kinh bằng cách sử dụng các kích thích não sâu.
Như Paul Nuyujukian, giám đốc Phòng thí nghiệm Giao diện Não bộ tại Đại học Stanford nói rằng loại công nghệ này có tiềm năng thay đổi các phương pháp điều trị của chúng ta, không chỉ đối với đột quỵ, tê liệt và bệnh thoái hóa vận động, mà còn đối với khá nhiều loại bệnh não khác.
FDA phân loại Neuralink là thiết bị y tế hạng III, loại rủi ro nhất. Vì thế, trước khi bắt đầu thử nghiệm trên người, Neuralink phải vượt qua thành công các kiểm soát quy định nghiêm ngặt của FDA. Để được chấp thuận, công ty phải cung cấp dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đầy đủ từ các đối tượng thử nghiệm không phải con người (chẳng hạn như trên chú khỉ Pager như ví dụ ở trên) nhằm biện minh một cách thận trọng cho việc chuyển sang giai đoạn quan trọng tiếp theo. Trên thực tế, một số con khỉ đã chết trong các cuộc thử nghiệm của Neuralink và các nhà phê bình đã đưa ra những lo ngại về quyền lợi động vật.
Quá trình phê duyệt cho thử nghiệm trên người có lẽ phải mất một thời gian khá lâu nữa. Các cơ quan quản lý cũng sẽ tìm kiếm những hậu quả tiêu cực ngoài ý muốn của thiết bị, chẳng hạn như trầm cảm. Một điều nữa cần quan tâm là mức độ thực tế của việc tháo hoặc sửa chữa một thiết bị nếu nó bị trục trặc và cách quản lý nguy cơ chấn thương não hoặc nhiễm trùng.
Sau khi được FDA chấp thuận, Neuralink sẽ cần phải có các tình nguyện viên là con người và vòng thử nghiệm tiếp theo sẽ được tiến hành. Có lẽ nhiều người cũng sẽ đoán được còn bao lâu nữa thì thiết bị này mới được bán trên thị trường và giá bán của nó là bao nhiêu. Nó có thề mất nhiều năm và với một mức giá khiến nó nằm ngoài tầm với của tất cả mọi người, trừ những người giàu có. Tốt nhất là ở thời điểm hiện tại, bạn không nên nuôi hy vọng hão huyền về một loại cấy ghép có giá cả phải chăng trong thời gian ngắn.