Ngâm gạo qua đêm giúp giảm nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại

Các nhà khoa học cho rằng ngâm gạo qua đêm trước khi nấu là cách tốt nhất để loại bỏ các chất tồn dư độc hại.

Hóa chất tồn dư từ thuốc trừ sâu và chất thải công nghiệp có thể lưu trong đất qua nhiều thập kỷ và dễ dàng xâm nhập vào gạo do đặc điểm canh tác lúa nước. Các nhà khoa học Anh cho rằng hàng triệu người trên thế giới có thể đang nấu cơm sai cách, không loại bỏ được các chất độc hại có trong gạo trước khi nấu, theo Telegraph.

Trong một chương trình của BBC, giáo sư Andy Meharg tại Đại học Queens Belfast, Anh thử nghiệm ba phương pháp nấu cơm để kiểm tra khả năng loại bỏ các hóa chất độc hại, đặc biệt là arsen tồn dư từ thuốc trừ sâu, ra khỏi gạo.


Cây lúa được trồng trong môi trường ngập nước nên hóa chất dễ dàng xâm nhập hạt gạo. (Ảnh minh họa: Reuters).

Trong thử nghiệm thứ nhất, Meharg nấu cơm với tỷ lệ hai nước một gạo và số nước này sẽ bốc hơi hết trong quá trình nấu. Ở thử nghiệm thứ hai, ông nấu với tỷ lệ 5 nước một gạo, lượng nước thừa sẽ được đổ bỏ trong quá trình nấu. Kết quả kiểm tra cho thấy lượng arsen tồn dư trong thử nghiệm này chỉ bằng một nửa so với thử nghiệm thứ nhất.

Trong thử nghiệm thứ ba, Meharg ngâm gạo qua đêm trước khi nấu. Kết quả cho thấy lượng arsen tồn dư trong cơm giảm đến 80%.

Chuyên gia này cho rằng cách nấu cơm tốt nhất để loại bỏ hóa chất tồn dư khỏi gạo là ngâm gạo qua đêm, vo kỹ đến khi nước trong, cho gạo vào nồi với tỷ lệ 5 nước một gạo, thêm một ít muối và trộn đều.

Trong khi nấu, nên chờ nước sôi rồi giảm nhiệt độ về mức thấp nhất và đậy kín vung nồi, giữ nguyên nhiệt độ trong 10-15 phút và không mở vung cho cơm chín tới.

Arsen tồn tại ở dạng hữu cơ và vô cơ, trong đó arsen vô cơ từ các loại thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ủy ban châu Âu năm 2015 quy định hàm lượng arsen vô cơ trong gạo nấu cơm không được vượt quá mức 0,2 mg/kg, có hiệu lực từ tháng 1/2016.

Cập nhật: 27/07/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video