Năm tới, ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở các địa phương sẽ tăng 21%, trong đó kinh phí sự nghiệp cho khoa học tăng từ 620 tỷ lên 750 tỷ dồng và kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho khoa học tăng từ 1.000 tỷ lên 1.200 tỷ đồng.
Tại Hội nghị công tác KH-CN địa phương giai đoạn 2006-2010, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng văn Phong cho biết, một trong những định hướng ưu tiên trong những năm tới là Bộ sẽ kết hợp với một số tỉnh thành xây dựng trung tâm khoa học vùng làm động lực cho sự phát triển KH-CN địa phương.
Bộ tiếp tục đẩy mạnh những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà KH để làm tốt công tác sở hữu trí tuệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ và giúp các doanh nghiệp, bộ ngành giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết, đơn cử như hỗ trợ ngành thuỷ sản giải quyết các vấn đề về chống bán phá giá, vấn đề dư lượng kháng sinh...
Theo dự kiến trong thời gian tới, công tác nghiên cứu KH xã hội ở các tỉnh, thành phố sẽ tập trung cho việc hoạch định các chủ trương chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; các vấn đề về chuyển đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn, các vấn đề về lao động, việc làm, tệ nạn xã hội ở địa phương mình; về văn hoá, xã hội, lịch sử đặc thù nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống địa phương.
Đối với KH tự nhiên và công nghệ, Bộ đề nghị các địa phương đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai các công nghệ thích hợp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, chú trọng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, tăng cường nghiên cứu công nghệ và thiết bị trong bảo quản nông, lâm sản và khai thác các lợi thế về các sản phẩm đặc thù của các vùng sinh thái. Các làng nghề tăng cường cải tiến các công nghệ truyền thống nhằm tạo sự thay đổi về chất và lượng. Bộ ưu tiên các công nghệ sử dụng vật liệu địa phương trong giao thông, thuỷ lợi và xây dựng và triển khai áp dụng các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
Cũng trong hội nghị này, Giám đốc các Sở KH-CN mong muốn Bộ cho ra đời một trang web thông tin KH cập nhật không chỉ phương pháp, kết quả nghiên cứu ứng dụng KH-CN thành công của thế giới mà còn cập nhật các thành quả KH thành công của các địa phương trong nước để tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu, tiết kiệm được thời gian, tiền của trong công tác KH.
Tại Hội nghị công tác KH-CN địa phương giai đoạn 2006-2010, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng văn Phong cho biết, một trong những định hướng ưu tiên trong những năm tới là Bộ sẽ kết hợp với một số tỉnh thành xây dựng trung tâm khoa học vùng làm động lực cho sự phát triển KH-CN địa phương.
Bộ tiếp tục đẩy mạnh những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà KH để làm tốt công tác sở hữu trí tuệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ và giúp các doanh nghiệp, bộ ngành giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết, đơn cử như hỗ trợ ngành thuỷ sản giải quyết các vấn đề về chống bán phá giá, vấn đề dư lượng kháng sinh...
Theo dự kiến trong thời gian tới, công tác nghiên cứu KH xã hội ở các tỉnh, thành phố sẽ tập trung cho việc hoạch định các chủ trương chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; các vấn đề về chuyển đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn, các vấn đề về lao động, việc làm, tệ nạn xã hội ở địa phương mình; về văn hoá, xã hội, lịch sử đặc thù nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống địa phương.
Đối với KH tự nhiên và công nghệ, Bộ đề nghị các địa phương đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai các công nghệ thích hợp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, chú trọng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, tăng cường nghiên cứu công nghệ và thiết bị trong bảo quản nông, lâm sản và khai thác các lợi thế về các sản phẩm đặc thù của các vùng sinh thái. Các làng nghề tăng cường cải tiến các công nghệ truyền thống nhằm tạo sự thay đổi về chất và lượng. Bộ ưu tiên các công nghệ sử dụng vật liệu địa phương trong giao thông, thuỷ lợi và xây dựng và triển khai áp dụng các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
Cũng trong hội nghị này, Giám đốc các Sở KH-CN mong muốn Bộ cho ra đời một trang web thông tin KH cập nhật không chỉ phương pháp, kết quả nghiên cứu ứng dụng KH-CN thành công của thế giới mà còn cập nhật các thành quả KH thành công của các địa phương trong nước để tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu, tiết kiệm được thời gian, tiền của trong công tác KH.