Ngày nước thế giới: Những cảnh báo từ VN

Tìm giải pháp tốt nhất - vừa có tính khoa học vừa hàm chứa yếu tố văn hóa- để cải thiện nguồn nước là thông điệp mà Liên Hiệp Quốc đưa ra vào Ngày nước thế giới (22-3) năm nay.

Nhân viên Quĩ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cầm biểu ngữ mang tên các dòng sông có nguy cơ cạn kiệt - Ảnh: Reuters

Nguồn nước cạn kiệt, chất lượng nước đang bị báo động đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó VN không phải là ngoại lệ...Tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung.

Tiêu chuẩn cấp nước đối với đô thị trung bình và nhỏ là ở mức 75-80 lít/người/ngày, đối với các đô thị lớn là 100-150 lít/người/ngày. Có khoảng 40% dân số thành thị bị thiếu nước và tỉ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch cũng chỉ ở mức 40-60%.

Gần như tất cả các con sông chính ở Việt Nam đều phải gánh trên mình chất thải của các đô thị và khu công nghiệp. Theo kết quả quan trắc của Cục Bảo vệ môi trường, tại hầu hết con sông chính, hàm lượng BOD5 (lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng) và N-NH4 vượt mức tiêu chuẩn từ 1,5-3 lần.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng đo được tại các ao hồ và hệ thống kênh rạch chính vượt tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5-2,5 lần. Riêng chỉ số coliform (dòng vi khuẩn gây ra chứng tiêu chảy và co rút) tại một số con sông lớn cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-6 lần.

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Huế..., hệ thống ao hồ kênh rạch và các con sông nhỏ thường vẫn là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư. Hiện nay hệ thống này đều đã ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vượt tiêu chuẩn từ 5-10 lần (đối với nguồn nước đạt tiêu chuẩn loại B). Các hồ trong nội thành đang ở trạng thái bị tái nhiễm bẩn chất hữu cơ.

Trong khi đó, nước dưới đất ở nhiều vùng ven biển đều đã bị nhiễm mặn. Tại đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long, việc khai thác nước quá mức đã làm cho mực nước ngầm bị hạ thấp. Nhiều nơi có dấu hiệu ô nhiễm phốt phát và asen. Tại Hà Nội, số giếng có hàm lượng phốt phát cao hơn mức cho phép chiếm tới 71%

Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải trong một cuộc họp mới đây đã phát biểu: “Nước là vấn đề đại sự không thua gì ngành điện nhưng thời gian qua chúng ta chưa quan tâm đúng mức. Nguồn ngân sách thành phố đầu tư cho ngành nước còn ít. Việc quản lý mạng cấp nước chưa sát. Vì vậy chúng ta cần phải tập trung giải quyết tình trạng nước đục trước mắt và có giải pháp lâu dài về vấn đề này”.

THU THẢO

Theo Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video