Nghe thấy tiếng cười khiến chúng ta muốn cười theo, vì sao thế nhỉ?

Nhìn thấy người khác cười khiến chúng ta buồn cười theo. Nhưng nghiên cứu mới đây chỉ ra thêm rằng, chỉ cần nghe giọng một người đang cười thôi cũng làm chúng ta muốn cười đáp lại.

Cười là một hoạt động rất đỗi bình thường và tự nhiên trong đời sống của con người.

Chúng ta biết cách cười như thể đã được lập trình sẵn từ khi mới sinh ra. Trẻ em sơ sinh trước khi biết nói đã có thể cười. Người khiếm khuyết về thị giác cũng có thể cười giống như người bình thường.

Cười cũng có thể lây lan! Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nhìn thấy người khác cười, dù chân thật hay gượng gạo, cũng khiến chúng ta cười theo.


Cười đi xem nào...

Tâm lý học thì giải thích việc bắt chước biểu cảm khuôn mặt người khác là cách đi vào nội tâm để phát sinh sự thấu cảm. Hay nói cách khác, xu hướng tự nhiên của con người là đồng cảm, và chúng ta sẽ cười khi người khác cười.

Nhưng còn âm thanh thì sao nhỉ? Hóa ra, chỉ cần nghe thấy tiếng cười thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy vui vẻ và muốn cười theo rồi.

Cụ thể thì năm 2008, các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng chúng ta có khả năng cảm nhận được nụ cười của người khác mà không cần nhìn thấy tận mắt. Và mới đây nhất, nghiên cứu tại Paris đã chỉ ra con người có thể vô thức nhận diện ngữ điệu cười thông qua giọng nói của người khác, rồi hồi đáp lại như thể hai người đang đối diện nhau.


Chỉ cần nghe thấy tiếng cười thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy vui vẻ và muốn cười theo rồi.

Để tiến hành thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã thử tạo ra nụ cười bằng phần mềm kỹ thuật số, có thể thêm âm điệu cười vào bất cứ giọng nói được ghi âm nào. Sau đó, họ gắn các điện cực lên cơ mặt của 35 tình nguyện viên, cho họ nghe một số đoạn ghi âm, để xem nhóm này có nhận ra tiếng cười trong đó không.

Kết quả, các tình nguyện viên không những nhận ra ngữ điệu cười, mà họ còn đáp lại bằng nụ cười của mình. Dù trong một vài trường hợp, họ cố tình nhịn cười, song cơ vùng gò má vẫn co lại để chuẩn bị nhoẻn miệng.

Công trình này giúp các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về sự gián đoạn quá trình biểu cảm ở các bệnh nhân rối loạn phổ tự kỷ (ASD). "Chúng tôi có thể tìm hiểu cách người tự kỷ phản ứng lại tín hiệu cảm xúc nhân tạo trong lời nói" – ông Pablo Arias, trưởng nhóm nghiên cứu nói.


Xu hướng tự nhiên của con người là đồng cảm, và chúng ta sẽ cười khi người khác cười.

Ông Arias cũng tiết lộ, trong tương lai, cơ chế tổng hợp giọng nói sẽ được phát triển tương tự như Google và Amazon để giúp phần mềm làm việc và giao tiếp tốt hơn. Người khuyết tật có thể dùng phần mềm này để thêm cảm xúc vào lời nói của mình, tương tự như cách chúng ta vẫn thêm biểu tượng cảm xúc khi gõ chữ.

Công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Current Biology.

Cập nhật: 16/08/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video