Nghiên cứu cho thấy thời gian không chữa lành "thất tình"

Các chuyên gia ĐH Aberdeen cho rằng, thời gian không thể chữa lành nỗi đau và con người có thể sẽ "chết" vì thất tình.

Nhiều người thường cho rằng, thời gian sẽ giúp cho vết thương "trái tim tan vỡ" được liền sẹo hay rồi nỗi buồn sẽ nguôi ngoai. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Aberdeen (Scotland) chỉ ra rằng, thời gian không thể chữa lành nỗi đau.

Kết luận này được đưa ra sau khi một nhóm các chuyên gia Scotland dành ra 4 năm để nghiên cứu về hội chứng "trái tim tan vỡ" hay trong y học được biết đến với tên gọi Takotsubo stress cardiomyopathy (TSM - căng thẳng cơ tim Takotsubo).

Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1990 tại Nhật Bản. Hội chứng gây ra những cơn đau thắt tim cho bệnh nhân, thường xảy ra khi họ phải đối diện với sự căng thẳng, sự mất mát của bạn bè, gia đình, hay mới chia tay với người yêu - trường hợp chủ yếu xảy ra với phụ nữ.

Cụ thể, bác sĩ nhận thấy phần tâm thất trái của những người này phình to như quả bóng, trông giống Takotsubo - một chiếc rọ để bắt mực. Điều này khiến cho phía tim phải phải chịu một áp lực lớn hơn - điều này giải thích về cơn đau thắt ngực của bệnh nhân.

Nhiều chuyên gia cho rằng, những cơn đau thắt ngực là do phần động mạch vành bị tắc tuy nhiên sau khi kiểm tra thì không đúng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, phần cơ tim của những người này trở nên kém và "bệnh nhân có thể xuống dốc" rất nhanh.

Dana Dawson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: "Khi chúng tôi tiến hành kiểm tra tim thì thấy bộ phận này hoàn toàn bình thường, tuy nhiên khi nói chuyện với họ, chúng tôi cảm thấy rất nhiều người bị suy sụp, tâm lý bất ổn và không thể trở lại làm việc như bình thường".

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, sự sản sinh hormone Cortisol được cho là một trong những căn nguyên lớn nhất. Cortisol là chất hóa học do tuyến thượng thận giải phóng ra như một phần của phản ứng "đương đầu hay bỏ chạy" trước mỗi sự nguy hiểm.

Sự bùng nổ của việc sản sinh Cortisol làm gia tăng lượng đường trong máu khiến các cơ của chúng ta hoạt động nhanh hơn. Điều này phần nào khiến bộ não gia tăng năng lượng và đẩy nhanh hoạt động đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Michael Strachan - bệnh nhân được chẩn đoán là mắc hội chứng TSM cho biết: "Mọi người đều nghĩ đến một cơn đau tim và tôi rất vui khi có thể đóng góp phần nào cho khoa học. Hi vọng rằng sự tham gia của tôi có thể giúp các nhà khoa học đến gần hơn với việc lý giải hội chứng "trái tim tan vỡ" này".

Các chuyên gia vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu và hi vọng rằng, trong thời gian tới họ sẽ tìm ra được nguyên nhân chính xác và đưa được ra hướng điều trị cụ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy, thời gian có thể giúp những người bị nỗi đau thất tình sớm trở lại bình thường.

Theo Trí Thức Trẻ, Telegraph
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video