Thất tình... sẽ được các nhà khoa học chữa khỏi

Các bài kiểm tra trên máy tính có thể “huấn luyện” bộ não của những người đang phải chịu đựng một tình yêu không được đáp lại.

"Điều này giúp họ tránh được những hành động mà họ có thể hối tiếc sau này" - Barbara Sahakian, Giáo sư về thần kinh học lâm sàng tại Đại học Cambridge (Anh) cho biết.

Thay vì làm cho mọi thứ tồi tệ hơn với việc chỉ trích và sỉ vả người đã từ chối tình cảm của bạn, phản ứng tốt nhất đối với tình yêu không được đáp lại đó là đào tạo bộ não. Nó sẽ giúp kìm hãm lại những hành động khiến ta xấu hổ và hối hận về sau.

Giáo sư Barbara Sahakian đang khảo sát những khả năng kiểm tra bằng máy vi tính để tăng cường sự tự chủ của mọi người. Những thao tác của bài kiểm tra này rất đơn giản, người tham gia phải phản hồi lại những mũi tên đang nhấp nháy và nó chỉ dừng lại khi có âm thanh phát ra.


Ứng dụng chữa lành trái tim tan vỡ. (Ảnh: Atamy).

Các thí nghiệm của cô đến nay đã tập trung vào việc giảm bớt những hành vi bốc đồng ở những người bị rối loạn về sức khỏe tâm thần. Nhưng trong việc đào tạo một phần của bộ não được gọi là vỏ não trước trán để giúp nó tự kiểm soát tốt hơn, chương trình cũng có thể giúp cho những người thất tình.

Sahakian - tác giả của cuốn sách Sex, Lies and Brain Scans cho biết: "Các thùy trán trước có khả năng kiểm soát trong nhiều tình huống khác nhau, dù là trong công việc đào tạo não hay trong việc ngăn người ta suy ngẫm về tình yêu đã mất. Nó giống như tập thể dục cho cơ bắp và nó có thể khiến một người đang đau lòng không liên tục nhắn tin cho người yêu cũ nữa. Bộ não sẽ có những công cụ để ngăn chặn điều đó".

Sahakian nói rằng, mọi người có xu hướng trở nên ép buộc với những thứ thuộc đối tượng ham muốn của họ. Đó có thể là những giá trị liên quan đến hôn nhân và mong muốn có con và một khi mối quan hệ tan vỡ, phản ứng của chúng ta sẽ trở thành thứ mà Sahakian gọi là "không thích hợp".

Nếu phương pháp tiếp cận của Sahakian hiệu quả, mọi người có thể kiềm chế những cơn bốc đồng theo cách mà sức mạnh thể chất được tăng cường từ những buổi tập thể dục đều đặn tại phòng gym. Mặc dù vậy, có thể chúng ta phải luyện tập đủ nhiều mới hy vọng phương pháp này hữu ích với mỗi người.

Các thí nghiệm đào tạo não này sẽ đóng vai trò như người hướng dẫn và một người vừa bị “đá”, có thể trải qua bài kiểm tra mũi tên 8 tiếng mỗi tháng để kiềm chế những cơn bốc đồng của họ.

Cho đến khi việc kiểm tra này chứng minh được tính hiệu quả, những người đau khổ có thể chuyển sang tham khảo những phát hiện khác từ nghiên cứu tâm lý học.

Năm 2012, Naomi Eisenberger - nhà tâm lý học tại Đại học California ở Los Angeles, tìm ra bằng chứng cho thấy, dùng paracetamol có thể làm giảm cơn đau của những người đang có một trái tim tan vỡ.

Thuốc dường như có hiệu quả vì những cảm giác đi kèm với việc thất tình được cho là có cùng một biểu hiện trên các mạch não gây ra cảm giác đau trên cơ thể.


Thuốc có tác động tiêu cực đến cảm xúc của mọi người vì cảm giác hạnh phúc của họ cũng bị trấn áp.

Nhưng những nghiên cứu khác đã đặt câu hỏi về giá trị của việc uống paracetamol khi bị thất tình. Một nghiên cứu về tác động của thuốc vào năm 2015 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio, nhận thấy rằng: Paracetamol không chỉ làm giảm những cơn đau về cảm xúc mà nó còn ảnh hưởng đến tất cả những phản ứng của cảm xúc.

Nhìn chung, thuốc có tác động tiêu cực đến cảm xúc của mọi người vì cảm giác hạnh phúc của họ cũng bị trấn áp.

Walter Mischel - nhà tâm lý học người Mỹ và là tác giả của cuốn sách về tự kiểm soát được gọi là The Marshmallow Test, khuyên mọi người không nên lo lắng về việc chia tay. Thay vào đó hãy uống hai viên aspirin để giảm đau và sau đó cố gắng tránh xa sự kiện này để thay đổi suy nghĩ của mình. Việc suy nghĩ quá nhiều về một mối quan hệ tan vỡ thường làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn, ông nói.

Về điều này, Sahakian đồng ý. "Việc ở nhà một mình và nghiền ngẫm về những kỷ niệm hạnh phúc mà họ đã trải qua trước đây, chính là điều tồi tệ nhất mà ai đó có thể làm sau khi bị tổn thương tình cảm”.

Cập nhật: 21/06/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video