Nghiên cứu cho thấy: Thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến tim như thuốc lá thường

Từ lâu khoa học đã chứng minh hút thuốc lá làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch và nhiều thứ bệnh nguy hiểm khác. Sau khi thuốc lá điện tử và những sản phẩm thuốc lá hun nóng (sử dụng thiết bị điện tử có bộ phận đun nóng kết hợp với điếu thuốc) ra đời, người người chuyển sang dùng vì nghĩ rằng chúng ít gây hại hơn thuốc lá điếu.

Nhưng sự thật không như chúng ta tưởng.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco, tác hại của thuốc lá điện tử và cần sa đối với tim cũng tương tự như tác hại của thuốc lá điếu.


Thuốc lá điện tử và cần sa can thiệp rất nhiều vào điều hòa thần kinh.

“Chúng tôi phát hiện thuốc lá, thuốc lá điện tử và cần sa can thiệp rất nhiều vào điều hòa thần kinh, cấu trúc và hoạt động điện tim”, Huiliang Qiu, học giả sau tiến sĩ tại khoa UCSF tim mạch kiêm trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. "Thông thường, một thay đổi đơn lẻ nào cũng có thể dẫn đến bệnh rối loạn nhịp tim. Không may, những tác động bất lợi trong trường hợp này lại tác động lên toàn bộ trái tim”.

Thí nghiệm lên chuột

Tim phải bơm máu hiệu quả với thời gian chính xác để cơ thể hoạt động bình thường. Tim có hệ thống điều khiển điện tim riêng, ngoài ra, nó cũng có khả năng truyền các xung điện qua cơ tim trong khi vẫn xác định chính xác thời điểm bơm.

Khi tim không thể xử lý các tín hiệu điện một cách chính xác, rối loạn nhịp tim có thể xảy ra, trường hợp xấu nhất có thể gây tử vong, vì các vùng của trái tim lúc này không còn hoạt động đồng bộ nữa, về cơ bản là chống lại nhau thay vì hoạt động như một chiếc máy bơm.


Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng chuột để tiến hành một thử nghiệm kéo dài 8 tuần. Họ cho chuột tiếp xúc với khói thuốc lá Marlboro Red, tiếp đến là khói từ thuốc lá điện tử JUUL rất nổi tiếng, bình khí dung từ sản phẩm thuốc lá làm nóng IQOS, khói cần sa và khói từ loại cần sa đã được loại bỏ tất cả cannabinoid (chất gây nghiện), tương đương với không khí.

Những con chuột được hít không khí sạch cứ sau 5 giây hít khói thuốc hoặc khí dung trong tổng thời gian 5 phút. Quá trình này được thực hiện mỗi ngày một lần và 5 ngày một tuần trong tổng thời gian 8 tuần. Qua quan sát, những con chuột chỉ tiếp xúc với khói thuốc có chức năng tim giảm mạnh cùng huyết áp tăng cao hơn.

Tất cả các sản phẩm có tác dụng tương tự

Sau 8 tuần, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm khác nhau trên chuột để xác định các đặc tính điện và vật lý của tim chúng.


Thuốc lá hun nóng

Kết quả cuối cùng cho thấy tất cả sản phẩm được thử nghiệm đều gây ra sẹo cho tim, giảm số lượng mạch máu, thay đổi tiêu cực lên dây thần kinh trong tim, suy giảm khả năng thay đổi nhịp tim và tăng nguy cơ bị rối loạn tim mạch.

“Điều thực sự gây sốc là những hậu quả trên xuất hiện chỉ với một lần hút vape hoặc thuốc lá mỗi ngày”, tác giả cấp cao Matthew Springer, Tiến sĩ, giáo sư tim mạch của UCSF cho biết. “Mặc dù chuột là vật thí nghiệm tốt để quan sát những hậu quả có thể xuất hiện trên tim con người, song vẫn tồn tại khác biệt nhất định. Chúng ta không thể rút ra kết luận cuối về tác động lên con người chỉ từ các nghiên cứu với chuột”.

Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố kết quả nghiên cứu khớp với nhiều báo cáo khác nhau về rối loạn tim mạch ở nhóm người sử dụng thuốc lá điện tử hoặc cần sa. “Mấu chốt ở đây là thuốc điện tử, IQOS và thuốc lá cần sa đều tiềm ẩn nhiều hệ lụy xấu lên sức khỏe tim mạch. Không có sản phẩm nào trong danh sách thí nghiệm được xem là thay thế vô hại cho thuốc lá điếu. Không khí có lẽ là phương án thay thế tốt nhất hiện nay”, Springer cho biết.

Cập nhật: 10/01/2023 VNReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video