Nghiên cứu của Anh: Tinh dầu bạch đàn chanh diệt được virus corona

Phòng thí nghiệm quốc phòng Anh vừa công bố nghiên cứu cho thấy một chất hóa học chiết xuất từ tinh dầu cây bạch đàn chanh có trong thuốc xịt côn trùng có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2.

Trong công bố ngày 26-8, các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ quốc phòng Anh (DSTL) phát hiện thấy chất Citriodiol có các đặc tính kháng virus nếu được trộn cùng virus ở trạng thái lỏng và trên một bề mặt thí nghiệm.

Citriodiol là một hoạt chất chiết xuất từ tinh dầu của lá và cành của cây bạch đàn chanh (eucalyptus citriodora) có trong những loại thuốc diệt côn trùng thông dụng như Mosi-guard.


Loại thuốc diệt côn trùng Mosi-guard có thành phần Citriodiol diệt được virus corona trong nghiên cứu bước đầu - (Ảnh: SKY).

Nghiên cứu có đoạn nêu rõ "khi trộn virus tồn tại trong một môi trường lỏng với thuốc diệt côn trùng Mosi-guard hoặc một số thành phần của loại thuốc này, mật độ virus SARS-CoV-2 sẽ giảm". 

Nếu Mosi-guard được trộn ở nồng độ cao, mật độ virus sẽ giảm đáng kể, tới mức không thể tái tạo.

Citriodiol được chiết xuất từ tinh dầu của lá và cành của cây khuynh diệp (còn gọi là cây bạch đàn), loại cây phổ biến ở châu Á, Nam Mỹ và châu Phi. Hoạt chất này cũng từng được biết đến có thể tiêu diệt một số chủng virus corona khác.

Theo báo Japan Times, Bộ Quốc phòng Anh cho biết dù nghiên cứu trên "chưa trải qua giai đoạn đánh giá đối chiếu với các cơ quan nghiên cứu khác", nhưng kết quả nghiên cứu này sẽ được sử dụng "làm cơ sở cho các cơ quan khoa học khác đang nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 và các giải pháp ngăn chặn virus này". 

Phòng thí nghiệm DSTL cũng hi vọng các kết quả của nghiên cứu này sẽ được mở đường cho các tổ chức khác thực hiện nghiên cứu chuyên sâu, cũng như xác nhận những kết quả vừa công bố.

Vào tháng 5/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace từng cho biết các lực lượng vũ trang của Anh được cung cấp thuốc diệt côn trùng để phòng virus SARS-CoV-2.

Ông Wallace khẳng định thuốc xịt có chứa Citridiol được cung cấp cho các nhân viên quốc phòng sau khi giới chức y tế khuyến nghị hoạt chất này không gây nguy hại và nên được dùng như một cách để đề phòng, tăng cường bảo vệ trước nguy cơ phơi nhiễm virus.

Cập nhật: 29/08/2020 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video