Nghiên cứu mới cho thấy: Cua, cá, hàu đứng top các loài hải sản nhiễm vi nhựa nhiều nhất

Đó là kết luận mới nhất sau một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh trên các loài hải sản được thu mua tại một khu chợ ở Úc.

Khi nói đến hải sản, mối quan tâm hàng đầu vẫn là nguy cơ nhiễm thủy ngân. Nhưng điều này có thể tránh được tương đối dễ dàng nhờ lựa chọn các nguồn hải sản ở các vùng nước sạch, ít độc hại. Tuy nhiên một số mối quan tâm mới ngày càng gia tăng khó giải quyết hơn nhiều và những hậu quả tiềm ẩn của nó với sức khỏe phần lớn vẫn chưa được biết đến. Đó là vi nhựa.


Hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người dân trên thế giới.

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, một số loài hải sản chúng ta thường ăn hàng ngày có chứa nhiều vi nhựa hơn những loài khác.

Hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người dân trên thế giới. Nó đem tới nguồn dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh. Mặc dù hải sản rất cần thiết cho sự sống nhưng ở nhiều vùng biển, rác thải nhựa từ hoạt động đánh bắt cá thương mại và rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối.

Những loại rác thải nhựa này trôi nổi và từ từ tan ra thành các mảnh siêu nhỏ. Các mảnh vi nhựa này sau đó bị các loài sinh vật biển ăn phải như tôm hùm, tôm, cua, cá,…Sau khi tiêu hóa, chúng lại thải các vi nhựa ra môi trường nước. Cá và các loài động vật biển khác sẽ tiếp xúc với các vi nhựa này và chết vì chúng.

Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, con người đang vô tình hấp thụ phải vi nhựa theo một vòng lặp tuần hoàn như vậy. Tuy nhiên khi con người ăn cá, hàu, tôm hùm và các loại hải sản khác, vẫn chưa có một đánh giá chính xác về mức độ nhiễm vi nhựa.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, các nhà khoa học đến từ Đại học Exeter và Đại học Queensland đã tận dụng các công nghệ hiện có để đánh giá mức độ vi nhựa tiêu thụ từ các loài hải sản chủ yếu như cua, mực, sò, tôm và cá mòi.

Theo đó, tất cả hải sản trong nghiên cứu được mua từ một khu chợ tại Úc. Kết quả cho thấy cá mòi có chứa nhiều vi nhựa trong người nhất với 2,9mg/mô. Cua và hàu đứng thứ hai và ba với chỉ số lần lượt là 0,3mg0,1mg. Tôm và mực lần lượt có mức vi nhựa trong các mô là 0,07mg và 0,04mg.


Cua và hàu đứng thứ hai và ba với chỉ số lần lượt là 0,3mg và 0,1mg.

Dựa trên số lượng trung bình hải sản mà một người có thể tiêu thụ trong bữa ăn, các nhà nghiên cứu cho biết ai đó có thể ăn khoảng 0,7mg nhựa trong mỗi bữa ăn với mực hoặc hàu, hoặc lên đến 30mg nhựa nếu ăn cá mòi.

Con số 30mg tương đương với một hạt gạo. Dù con số này khá nhỏ nhưng nếu hấp thụ lâu ngày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Nghiên cứu phát hiện thấy, những vi nhựa này phần lớn có nguồn gốc từ chất thải đánh bắt cá và bao bì nhựa từ rác thải. Trong số các mẫu nhựa được phát hiện, các loại nhựa phổ biến nhất là polyethylen (nhựa PE) trong cá và polyvinyl clorua trong hàu.

Tiến sĩ Francisca Ribeiro, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, phát hiện này là bước đi quan trọng trong việc tìm hiểu tác động của vi nhựa trong hải sản đối với sức khỏe của chúng ta. Bên cạnh đó, giờ đây các nhà khoa học đã có thể xác định được mức độ vi nhựa có thể gây hại cho sức khỏe.

Ngoài hải sản, vi nhựa cũng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua chế độ ăn uống từ nước đóng chai, muối biển, bia, mật ong và bụi để lại trong thức ăn. Một nghiên cứu được công bố năm ngoái cho thấy, con người đang tiêu thụ từ 39-52 ngàn hạt vi nhựa mỗi năm.

Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường mới đây.

Cập nhật: 17/08/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video