Nghiên cứu mới: "Vi nhựa thúc đẩy di căn ung thư"

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy vi nhựa có thể tồn tại trong quá trình phân chia tế bào và góp phần lây lan ung thư khi chúng ở trong các khối u.

Vi nhựa và nhựa nano (MNP) có mặt ở khắp mọi nơi và có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và tiêu hóa.


Rác nhựa có mặt ở khắp mọi nơi - (Ảnh: Geographical)

Các nghiên cứu trước đây cho thấy những hạt MNP nhỏ (có kích thước dưới 10 micromet) được tìm thấy trong vỏ chai nhựa có khả năng xâm nhập tốt hơn. Những nghiên cứu trên tế bào trong phòng thí nghiệm và trên chuột cũng cho thấy các hạt này có thể xâm nhập vào màng tế bào, tích tụ bên trong tế bào và tác động đến tế bào, song cơ chế MNP tích tụ trong tế bào vẫn chưa được hiểu rõ.

Tuy nhiên nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Chemosphere cho thấy, MNP có thể truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua quá trình phân bào.

Nhóm nghiên cứu đã cho các tế bào ung thư đại trực tràng khác nhau tiếp xúc với các hạt MNP kích cỡ khác nhau trong các đĩa thí nghiệm. Đồng tác giả nghiên cứu Verena Pichler từ ĐH Vienna (Áo) nói họ tập trung vào tế bào ung thư đại trực tràng là vì tỉ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng.

Nhóm cũng tập trung vào loại nhựa phổ biến nhất là polystyrene. Họ đánh dấu các phân tử nhựa bằng huỳnh quang và theo dõi chúng.

Họ nhận thấy các hạt có đường kính 10 micromet (hạt vi nhựa có kích thước lớn nhất trong thử nghiệm) không thể xâm nhập vào tế bào, trong khi những hạt nhỏ hơn có thể đi vào và tích tụ bên trong tế bào.

Nhóm cũng phát hiện các hạt vi nhựa có thể tồn tại trong các tế bào ung thư đã trải qua quá trình phân bào, cũng như việc các tế bào chứa MNP có tính di động cao hơn các tế bào không chứa MNP.

Khả năng di chuyển của tế bào ung thư sẽ giúp chúng lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể hay còn gọi là di căn. Do đó, MNP có thể thúc đẩy sự di căn của ung thư.

Phát hiện "đáng lo ngại"

Nghiên cứu trên vẫn có một số hạn chế do nhóm nghiên cứu các tế bào ung thư được nuôi trong các đĩa thí nghiệm chứ không phải trong sinh vật sống ở môi trường tự nhiên, và hạt vi nhựa trong thí nghiệm cũng khác hạt vi nhựa trong môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên theo nhà khoa học Nicholas Zyg Chartres làm việc tại ĐH California (Mỹ) và ĐH Sydney (Úc) và không liên quan đến nghiên cứu nói trên, những phát hiện trên vẫn "rất đáng lo ngại".

"Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm để chúng ta hành động", ông Chartres nói với trang LiveScience ngày 22-3.

Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tiếp tục các thí nghiệm trên những loại vi nhựa gần với loại được tìm thấy trong môi trường tự nhiên hơn.

Cập nhật: 27/03/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video