Nghiên cứu qua nhật ký

Mỗi tuần ba lần, hai phi hành gia Mỹ đang hoạt động trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ ghi cảm nhận và suy nghĩ của mình vào nhật ký. Sunita Williams và Michael Lopez - Alegria được kêu gọi phải ghi nhận thật lòng.

Điều kiện kèm theo: những dòng nhật ký của họ sẽ không được công bố trên trang web của NASA như thường thấy, mà sẽ được truyền về cho mỗi nhà nghiên cứu Jack Stuster làm việc tại Santa - Barbara, bang California.

Sunita Williams (trái) và Michael Lopez - Alegria (Nguồn: ntvmsnbc)
Những dòng nhật ký này sẽ được mổ xẻ, phân tích để hiểu hơn điều gì xảy ra với những người đang sống ở cách địa cầu 350km. Đây cũng là cách người ta chuẩn bị cho con người trong những chuyến du hành xa hơn, lên Mặt trăng hoặc sao Hỏa.

Đối với các nhà khoa học ở mặt đất, loại ghi nhật ký này rất quan trọng vì nó giúp hiểu hơn tâm lý của phi hành gia sống trong không gian hẹp cùng các đồng nghiệp quốc tế trong thời gian có khi kéo dài đến sáu tháng.

Cho đến nay, sau hơn ba năm nghiên cứu, người ta đã ghi nhận được một số điều đáng lưu ý, như các phi hành gia Mỹ và Nga chưa bao giờ làm việc chung được với nhau trên trạm ISS trong khi thái độ bất hợp tác sẽ rất nguy hiểm trên không gian khi các phi hành gia buộc phải thực hiện những nhiệm vụ phức tạp. Hoặc các phi hành gia thường mắc phải cái gọi là “nỗi buồn ba phần tư”, tức bắt đầu bi quan hơn ở khoảng về cuối của thời gian lưu trú của mình trên không gian.

N.Quân

Theo AP, Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video