Nghiên cứu rút ngắn thời gian ra hoa của địa lan hoa vàng

Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của bức xạ gamma lên hệ invitro của cây địa lan” do tiến sĩ Vũ Ngọc Bội cùng nhóm nghiên cứu tiến hành tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm hạt nhân TP. HCM trong 2 năm 2009 và 2010.

Với mục đích nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ trong nhân giống và tạo đột biến cây địa lan hoa vàng, tiến sĩ Vũ Ngọc Bội - Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Nha Trang và nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của bức xạ gamma lên hệ invitro (nuôi cấy mô tế bào thực vật) của cây địa lan.

Sau khảo sát, các nhà nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm ứng dụng công nghệ bức xạ để rút ngắn thời gian sinh trưởng và ra hoa của địa lan hoa vàng.

Kết quả cho thấy, việc chiếu xạ gamma các mẫu ở dạng chồi và cây non đều không hiệu quả so với khi chiếu xạ protocorm. Các cây giống được trồng thử nghiệm tại TP. Nha Trang và Đà Lạt đang phát triển tốt.

Thông thường, cây địa lan hoa vàng sau khoảng 5 năm mới ra hoa. Với quá trình ứng dụng công nghệ bức xạ trong nhân giống và tạo đột biến, cây có thể cho ra hoa sau 3 năm rưỡi đến 4 năm.

Với việc ứng dụng công nghệ bức xạ rút ngắn thời gian sinh trưởng và ra hoa của địa lan, các nhà nghiên cứu nhắm đến mục tiêu giảm giá thành, tạo ra hoa đẹp và phù hợp với nhu cầu người yêu thích địa lan hoa vàng.

Theo Tầm nhìn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video