Ngoài khơi New Zealand, Trái đất đang tự nuốt đại dương

Một vùng hút chìm trẻ ngoài khơi New Zealand đã giúp các nhà khoa học giải thích bí ẩn vì sao một mảng kiến tạo có thể phá vỡ lớp vỏ đá cứng của Trái đất và bắt đầu quá trình lặn xuống một mảng khác.

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Geoscience đã mô tả cách một đứt gãy nhỏ trong một mảng kiến tạo liên tục bị ép và kéo trong hàng triệu năm, cho đến khi áp lực bị dồn nén đủ mạnh và khởi động một quá trình địa chất vĩ đại.

Công trình bắt đầu từ năm 2018 với chuyến thám hiểm trên tàu nghiên cứu Marcus G. Langseth ngoài khơi New Zealand. Tại đây tiến sĩ Brandon Shuck từ Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia đã thu thập hình ảnh địa chấn chi tiết của đáy biển.


Trái đất có một vùng hút chìm non trẻ ngoài khơi New Zealand - (Ảnh: Brandon Shuck)

Các hình ảnh được ghép với các mẫu đã từ các cuộc thám hiểm đại dương khác, cung cấp các mốc thời gian địa chất để tái tạo lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động.

Theo PHYS, các bằng chứng cho thấy 16 triệu năm trước, một vết nứt nhỏ bắt đầu xuất hiện nơi mảng kiến tạo Autralia. Vết nứt này từ từ lớn lên khi va chạm với các mảng kiến tạo khác - vì như chúng ta đã biết, các mảng kiến tạo, nói nôm na là các mảnh vỏ của Trái đất, luôn luôn chuyển động.

Khi vết nứt vỡ đủ dài và lớn, phần nặng hơn của mảng Autralia đã có thể xuyên qua vỏ đá của Trái đất và dần chui xuống bên dưới trong 800 triệu năm qua. Đây là một vùng hút chìm khá nhỏ với quy mô kiến tạo toàn cầu, nhưng các bằng chứng cho thấy vết nứt sẽ tiếp tục phát triển, kéo dài tới Nam Cực và thay đổi dần cảnh quan trong hàng trăm triệu năm tới.

Như nhiều nghiên cứu khác cho thấy, vỏ Trái đất không liền lạc như đa số các hành tinh khác mà được cấu tạo bởi 15-20 mảnh lớn nhỏ. Các mảnh này liên tục di chuyển trượt lên nhau, chui xuống bên dưới nhau qua quá trình hút chìm... kéo theo những thứ mà chúng cõng bên trên là các lục địa và đại dương liên tục biến đổi.

Toàn bộ quá trình này được gọi chung là "kiến tạo mảng", có vẻ hết sức đáng sợ nhưng lại rất quan trọng trong việc giúp Trái đất ổn định môi trường, bầu khí quyển và giữ được sự sống.

Quá trình này nhiều lần khiến đất đai trên hành tinh hợp nhất thành một siêu lục địa, bao quanh bởi siêu đại dương, rồi lại nhiều lần bị kéo xa ra, tách thành nhiều lục địa như ngày nay.

Cập nhật: 18/02/2022 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video