Ngồi nhiều nhanh chết nhưng đã có cách để đảo ngược điều đó

Các nhà khoa học Anh vừa tìm ra cách chống lại những hệ quả tiêu cực đến từ việc ngồi nhiều. 

Nếu bạn đang làm công việc phải ngồi trong phần lớn thời gian trong ngày thì xin chia buồn, tuổi thọ của bạn đang bị rút ngắn.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây trên 12.000 phụ nữ ở Anh đã chỉ ra cách để giảm bớt tác hại của việc ngồi nhiều mà không khiến bạn phải… bỏ việc. Bí mật ở đây chính là cảm giác… sốt ruột, khiến bạn cựa quậy không yên.

Nghiên cứu của ĐH Leeds (Anh) thực hiện trên các phụ nữ ở độ tuổi 37-78, trong suốt 12 năm. Trong đó, các khoa học gia đã thu thập thông tin về chế độ ăn, tần suất tập thể dục, tình trạng sức khỏe, và mức độ “sốt ruột” khi ngồi được chấm theo thang điểm từ 1 đến 10.

Kết quả là, những người ngồi quá 7h/ngày có tỷ lệ tử vong hớn 30% so với những người khác. Đối với những người có trạng thái sốt ruột, cựa quậy không yên khi ngồi thì tỷ lệ là không đáng kể.

Nghiên cứu hiện chỉ dựa trên mức sốt ruột tự chấm, vì thế đây chưa phải là kết luận chính thức. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thật sự khả quan, đủ để các khoa học gia thực hiện nhiều nghiên cứu trong tương lai.

Janet Cade, trưởng nhóm nghiên cứu từ ĐH Leeds cho biết: “Chúng ta vẫn cần các nghiên cứu xa hơn. Cần xét xem liệu những hệ quả tiêu cực từ cảm giác sốt ruột, mất tập trung có đáng để đánh đổi những lợi ích cho sức khỏe của chúng ta”.

Cũng theo Janet, về mặt logic thì chúng ta không cần nghiên cứu để biết rằng việc di chuyển, vận động rất có lợi cho cơ thể.

Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người trong xã hội đang làm công việc phải ngồi 8 tiếng/ngày. Ngay cả khi không phải làm việc, chúng ta vẫn ngồi nhiều: ngồi ăn tối, ngồi xem TV… Thậm chí, tập thể dục 1 tiếng mỗi ngày cũng là không đủ để chống lại các tác hại từ việc ngồi.

Trước đó, các chuyên gia sức khỏe chỉ khuyên rằng nên tìm cách đứng lên, thư giãn trong quá trình làm việc để giảm thiểu tác hại của việc ngồi quá nhiều trong ngày. Và đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra một phương pháp khác, đơn giản hơn nhưng dường như đạt hiệu quả tương đương.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế dự phòng Mỹ.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video