Ngôi sao cách Trái đất 5.500 năm ánh sáng phát nổ

Các nhà thiên văn quan sát ánh sáng lóe lên từ một vụ nổ tân tinh kinh điển, nhiều khả năng bắt nguồn từ hệ sao đôi CzeV3217.

Một ngôi sao nằm gần sao CAPH và HIP 115566 trong chòm Cassiopeia (Tiên Hậu) vừa phát nổ. Người dân ở Bắc bán cầu có thể quan sát nó bằng kính viễn vọng, Science Alert hôm 23/3 đưa tin. Các vụ nổ sao như vậy rất khó dự đoán nên phát hiện mới khiến người yêu thiên văn rất phấn khích.


Vụ nổ tân tinh V1405 Cas trong chòm sao Cassiopeia. (Ảnh: Yuji Nakamura/NAOJ).

Yuji Nakamura, nhà thiên văn nghiệp dư Nhật Bản, lần đầu phát hiện vụ nổ hôm 18/3. Nakamura nhận thấy nguồn sáng mạnh 9,6 độ lóe lên ở nơi 4 ngày trước vẫn trống trải. Ông nhanh chóng thông báo phát hiện này với Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ).

Các chuyên gia tại NAOJ và Đại học Kyoto sử dụng kính viễn vọng của Đại học Kyoto để quan sát chi tiết nguồn sáng. Họ xác nhận đây là một vụ nổ tân tinh kinh điển, loại vụ nổ sao phổ biến nhất vũ trụ, và đặt tên là V1405 Cas.

Tân tinh kinh điển không phải một ngôi sao khối lượng lớn nổ tung mà là vụ nổ trên bề mặt của một sao lùn trắng. Nó có một bạn đồng hành quay quanh ở khoảng cách gần, thường hoàn thành một vòng quỹ đạo trong chưa đầy 12 tiếng. Khi hai ngôi sao quay quanh nhau, sao lùn trắng nhỏ hút hydro từ bạn đồng hành lớn hơn.

Lượng hydro này tiến vào khí quyển sao nhỏ và nóng lên. Khi hydro đủ nóng và đậm đặc, phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra trên bề mặt sao lùn trắng, giải phóng mức năng lượng khổng lồ và đẩy hydro chưa cháy ra ngoài không gian.

Sau sự kiện, cả hai ngôi sao vẫn sống sót và tiếp tục sự tương tác kỳ lạ. Chúng có thể phát nổ lần nữa trong tương lai. Trong khi đó, vụ nổ tân tinh có thể tiếp tục phát sáng nhiều ngày hoặc nhiều tháng.

Giới chuyên gia chưa rõ chính xác ngôi sao nào tạo ra V1405 Cas nhưng ứng viên phù hợp nhất là hệ sao đôi CzeV3217, cách Trái đất khoảng 5.500 năm ánh sáng. Các quan sát trong tương lai sẽ giúp họ hiểu thêm về nguồn gốc vụ nổ này.

Cập nhật: 26/03/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video