Khi muốn biến tâm trạng của một người nào đó, các nhà khoa học khuyên bạn hãy nhìn quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ.
Trong khi khuôn mặt được cho là biệu lộ cảm xúc rõ nhất, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Princeton (Mỹ) phát hiện thấy rằng những biểu diễn cảm xúc qua nét mặt thường bị nhầm lẫn. Họ cho rằng tâm trạng của một người biểu lộ rõ hơn nhiều qua ngôn ngữ cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể biểu lộ tâm trạng rõ hơn nét mặt.
Trong 4 thí nghiệm được tiến hành riêng biệt, các nhà khoa học đã yêu cầu những người tình nguyện xác định tâm trạng thua trận, chiến thắng hay đau đớn của những người trong ảnh qua sắc thái biểu lộ trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể hay cả hai.
Những bức ảnh bao gồm hình phần đầu và phần cơ thể của các tay vợt tennis như Andy Murray khi giành chiến thắng hay mất điểm.
Kết quả cho thấy những người tình nguyện đánh giá cảm xúc qua khuôn mặt có tỷ lệ chính xác là 50-50, trong khi, những người đánh giá tâm trạng qua ngôn ngữ cơ thể hay cả nét mặt và cơ thể có tỷ lệ chính xác cao hơn nhiều.
Giáo sư Alexander Torodov, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Đoán tâm trạng của người khác qua nét mặt thường dễ nhầm lẫn hơn. Trong khi đó, ngôn ngữ cơ thể tiết lộ tâm trạng nhiều hơn chúng ta nghĩ".
Mặc dù vậy, 80% được hỏi cho biết họ sẽ đánh giá tâm trạng của người khác thông qua những biểu hiện trên khuôn mặt của họ và chỉ có 20% người được hỏi nhìn vào cả nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể là gì? Ngôn ngữ cơ thể là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó các hành vi của cơ thể, chứ không phải ngôn ngữ, được sử dụng để thể hiện hoặc truyền đạt thông tin. Hành vi như vậy bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ, cử động của mắt, đụng chạm và sử dụng không gian cá nhân. Ngôn ngữ cơ thể tồn tại ở cả động vật và con người, nhưng bài viết này tập trung vào việc giải thích ngôn ngữ cơ thể con người. Không được nhầm lẫn ngôn ngữ cơ thể với ngôn ngữ ký hiệu, vì ngôn ngữ ký hiệu là những ngôn ngữ đầy đủ như ngôn ngữ nói và có hệ thống ngữ pháp phức tạp của riêng nó, cũng như thể hiện được các đặc tính cơ bản có trong tất cả các ngôn ngữ. Ngược lại, ngôn ngữ cơ thể không có ngữ pháp và phải được diễn giải áng chừng, thay vì có ý nghĩa tuyệt đối tương ứng với một hành vi nhất định, vì vậy nó không phải là một ngôn ngữ như ngôn ngữ ký hiệu và được gọi là "ngôn ngữ" chỉ vì văn hoá phổ biến đã quen gọi như vậy. Trong một cộng đồng nhất định, có những diễn giải ngôn ngữ cơ thể theo cách riêng. Các diễn giải này có thể khác nhau giữa các quốc gia và giữa các nền văn hoá. Về lưu ý này, có tranh cãi về tính phổ quát của ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể, với tư cách là một nhánh của giao tiếp phi ngôn ngữ, bổ sung cho giao tiếp bằng lời nói trong tương tác xã hội. Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu kết luận rằng giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm phần lớn thông tin trao đổi trong tương tác giữa các cá nhân. Nó giúp thiết lập mối quan hệ giữa hai người và điều chỉnh sự tương tác, nhưng có thể khá mơ hồ. Do đó, điều quan trọng là phải đọc chính xác ngôn ngữ cơ thể để tránh sự hiểu lầm trong các tương tác xã hội. |