Ngũ giác đài (Lầu năm góc)

  • Ngũ giác đài, đúng như tên gọi, dựa vào con số 5: gồm có 5 vòng, 5 tầng, và 1 sân ở giữa có diện tích 5 acres.

    Thời điểm xây dựng: 1941 - 1943
  • Địa điểm: Arlington, Virginia, Mỹ

Nếu xét tòa nhà dùng làm văn phòng lớn nhất thế giới với diện tích sàn tổng cộng 616.518m2 (6,6 triệu bộ vuông) và 28,15km bên bờ Virginia của dòng sông Potomac, phía bờ bên kia là Washington, DC nơi đặt trụ sở của Bộ quốc phòng và Bộ Hải, Lục, Không quân Mỹ. Diện tích sàn gấp ba lần Cao ốc Empire State, trong khi điện Capitol (tòa nhà Quốc hội) Mỹ chỉ bằng một trong số 5 cạnh của Ngũ giác đài. Mặc dù diện tích đồ sộ, Ngũ giác đài là một công trình nghiên cứu hiệu quả: 10 hành lang giống hình nan hoa nối liền các phần khác nhau của tòa nhà, có thể đi bộ đến bất kỳ điểm nào trong vòng 7 phút.

Do George Edwin Bergstrom thiết kế và xây dựng năm 1941 - 1943, tòa nhà 5 cạnh theo phong cách Tân cổ điển khiến ta liên tưởng đến sơ đồ kết cấu pháo đài trong lịch sử công trình. Thế nhưng, Ngũ giác đài còn đi xa hơn các công trình trước đây về sự hình dung 5 cạnh: kết cấu tòa nhà gồm 5 hình 5 cạnh, chưa kể tầng lửng và các cao trình tầng hầm, sân chính chiếm diện tích 5 acre (2 ha). Mặt cắt ngang 5 cạnh dễ phân biệt không chỉ chịu ảnh hưởng của thiết kế pháo đài mà còn do địa điểm dự định ban đầu có 5 cạnh. Sau cùng lúc tòa nhà đang thi công ở một địa điểm khác thì thiết kế 5 cạnh vẫn còn mang đặc điểm nổi bật.


Ngũ giác đài với dòng sông Potoma (Ảnh: inn-dc)

Xây dựng để thống nhất 17 Bộ chiến tranh của Mỹ chung một cơ quan, Ngũ giác đài là một kỳ công kỹ thuật, thi công hoàn tất chỉ trong 16 tháng, Thiếu tướng Brehon B. Sommervell, Trưởng ban Thi công thuộc Tổng cục hậu cần, nắm vững ý tưởng của một công trình đồ sộ, và nhấn mạnh sơ đồ cơ bản của công trình, dự định như một tổng thành dinh tạm thời, phải xây dựng trong vòng 4 ngày. Thi công bắt đầu ngay sau khi cải tạo xong mặt bằng do mở rộng

Ngũ giác đài đang thi công, và hoàn thành chỉ trong 16 tháng.

đất cho công trình - một phần trong kế hoạch này được biết với tên gọi "Đáy địa ngục" - vì vùng này là đầm lầy, bãi rác và các tòa nhà đổ nát.

Khi đã chuẩn bị xong, kỹ sư phải di chuyển 4,2 triệu m3 đất và 41.492 cột bê tông để đóng cừ. Chính dòng Potomac cũng là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng: khai tác 617.000 tấn cát sỏi, sau đó xử lý thành 332.000 m3 bê tông. Khi Thế chiến thứ II đến gần, ở Mỹ thiếu hụt nguồn cung cấp thép kết cấu, thực tế quy mô chi việc sử dụng bê tông cốt thép làm vật liệu xây dựng chính, cùng với đá vôi Indiana cho mặt tiền phía ngoài. Thật tình cờ khi sử dụng bê tông làm vật liệu xây dựng chính với số thép đủ đóng một tàu chiến lớn.

Dưới sự kiểm soát tiến bộ thi công sắp xếp thật chặt chẽ, khởi công vào tháng 8/1941, nhiều ca với 13.000 công nhân làm việc ngày đêm, 7 ngày trong tuần, hơn 1.000 kiến trúc sư làm việc trong các nhà chứa máy bay gần đó để vẽ bản vẽ thi công khi công trình đang xúc tiến. Nhân viên có thể bắt đầu làm việc mỗi khi hoàn tất một bộ phận của tòa nhà, hơn 300 nhân viên dọn vào làm việc trong phần đầu tiên vừa xây xong vào tháng 8/1941, vào tháng 12 sau đó 22.000 người. Để thuận tiện cho việc vận chuyển tới lui đến công trình đồ sộ, người ta xây dựng tuyến đường tiếp cận dài 48km. Ngũ giác đài cũng có lực lượng cảnh sát và chữa cháy riêng, cũng như đường ống cấp thoát nước riêng. Năm 1956, bổ sung thêm một sân bay trực thăng, ngày nay là khu phức hợp có trạm đầu cuối taxi và xe buýt riêng cũng như có trạm dừng của xe điện ngầm.


 Ngũ giác đài nhìn từ trên cao, mặc dù kích thước đồ sộ,
nhưng bố trí hiệu quả giúp cho việc đi bộ đến
một điểm bất kỳ nào đó chỉ trong vòng 7 phút. (Ảnh: coe.uga)

Từ năm 1993, Ngũ giác đài đã tiến hành một dự án chỉnh trang toàn bộ với kinh phí 1,2$ tỉ mỹ kim phải hoàn tất trong năm 2006, lần chỉnh trang đầu tiên kể từ khi xây dựng, không những là nâng cấp trang thiết bị truyền thông, cơ điện, mà còn bổ sung mặt bằng văn phòng.

18.581m2 (200.000 bộ vuông) trong một khu gác lửng mới xây ở tầng hầm. Ngoài ra, lần đầu tiên tòa nhà trang bị thang máy, tổng cộng 40 thang, và thay thế tất cả 7748 cửa sổ. Đội ngũ chỉnh trang giải quyết công việc này cũng như các nhà thầu xây dựng Ngũ giác đài trong thập niên 1940; một lần sửa một góc, chỉ khác ở chỗ phải mất 13 năm mới hoàn tất sự chỉnh trang so với 16 tháng xây dựng lúc đầu.

Nhưng vào ngày 11/09/2001, Ngũ giác đài trở thành địa điểm bi kịch không sao tả xiết khi một phần của mặt tiền phía Tây bị những kẻ khủng bố phá hủy bằng cách lái máy bay chở khách thương mại đâm thẳng vào tòa nhà, làm chết 189 người.

Số liệu thực tế:

  • Chiều dài mỗi mặt tiền: 280,72m
  • Chiều cao: 23,56m
  • Tổng chiều dài các hành lang: 28,15km
  • Tổng diện tích mặt sàn: 616.518m2
  • Nhân công lúc cao điểm: 13.000
  • Chi phí xây dựng: 49.600.000$


Vụ phá hủy vào tòa nhà ngày 11-09-2001
(Ảnh: assassinationscience)

H.T (Theo Kiến trúc thế giới hiện đại)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video