Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Nếu quan sát các bức tranh Ai Cập cổ, người ta dễ nhận thấy chúng đều được vẽ theo phong cách mà sau này chúng ta gọi là 2D.

Vào năm 1986, ban nhạc The Bangles đã hát về "tất cả những bức tranh cổ tại lăng mộ", nơi những hình tượng được khắc họa đang "bước đi như một người Ai Cập". Mặc dù không phải là nhà sử học nghệ thuật hay nhà Ai Cập học, nhạc sĩ Liam Sternberg đang đề cập đến một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nghệ thuật thị giác Ai Cập cổ đại - mô tả người, động vật và đồ vật trên một mặt phẳng 2 chiều.

Tại sao người Ai Cập cổ đại lại làm thế? Và liệu Ai Cập cổ có phải là nền văn hóa duy nhất sáng tạo nghệ thuật theo phong cách này?

Việc vẽ bất kỳ vật thể nào trong hình dung 3 chiều yêu cầu một điểm nhìn cụ thể để tạo ra ảo giác phối cảnh trên một bề mặt phẳng. Vẽ một vật thể theo 2 chiều (chiều cao và chiều rộng) yêu cầu người nghệ sĩ chỉ khắc họa duy nhất 1 mặt phẳng của vật thể đó. Việc làm nổi bật chỉ 1 mặt phẳng, hóa ra, có lợi thế riêng của nó.

John Baines, giáo sư danh dự về Ai Cập học tại Đại học Oxford ở Anh, nói với Live Science: "Trong biểu diễn hội họa, đường nét mang nhiều thông tin nhất. Mọi thứ sẽ dễ nhìn ra hơn nếu chúng được định vị rõ bằng nét vẽ".


Tranh vẽ Ai Cập cổ đa phần được khắc họa theo phong cách 2D.

Có nghĩa là, khi vẽ tranh trên bề mặt 2D, đường nét vẽ là nội dung chủ chốt nhất, dù nhiều bức vẽ Ai Cập cổ vẫn có nhiều chi tiết đa diện của vật thể. Theo Baines, họ rất tập trung vào sự sắc nét và sự dễ hiểu.

Nói ngắn gọn, biểu thị trên 2D cho phép các hình ảnh đơn giản và dễ hiểu, dễ nắm bắt hơn.

Theo Baines, trong nhiều truyền thống nghệ thuật, "kích thước tương đương với tầm quan trọng". Trong nghệ thuật tranh tường, hoàng gia và chủ sở hữu lăng mộ thường được mô tả lớn hơn nhiều so với các đối tượng xung quanh họ. Nếu một nghệ sĩ sử dụng phối cảnh 3 chiều để hiển thị tỷ lệ con người trong thực tế với tiền cảnh và hậu cảnh, nó sẽ đi ngược lại nguyên tắc này.


Nghệ thuật kể chuyện bằng tranh 2D có nét tương đồng với truyện tranh hiện đại.

Một lý do khác cho việc miêu tả nhiều đối tượng trên một mặt phẳng 2 chiều là nó hỗ trợ việc kể chuyện bằng hình ảnh.

Baines giải thích, nghệ thuật hội họa của người Ai Cập cổ có thể so với truyện tranh (comic) hiện đại. Có một số nguyên tắc phổ biến ở thời đó, như chữ viết thì được viết và đọc theo cột dọc, còn tranh vẽ thì trình bày theo chiều ngang. Chú thích cho dạng "truyện tranh" này là chữ tượng hình. Ông cũng lưu ý nội dung các bức tranh không phải về sự kiện có thật mà thường là ý tưởng khái quát hóa hoặc lý tưởng hóa về cuộc sống.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức hội họa ở Ai Cập cổ đại đều hoàn toàn là 2 chiều. Theo Baines, "Hầu hết các tác phẩm hội họa đều được đặt trong một bối cảnh kiến trúc". Một số tác phẩm trên các bức tường lăng mộ bao gồm mô hình phù điêu, hay một kiểu chạm khắc.

Trong lăng mộ của Akhethotep, một quan triều thần sống trong Vương triều thứ 5 vào khoảng năm 2400 trước Công nguyên, chúng ta có thể thấy 2 người chép văn bản (trong ảnh dưới) có cơ thể được điêu khắc trên bề mặt phẳng của bức tường.

Như Baines giải thích, "Bức phù điêu cũng mô phỏng bề mặt cơ thể nên bạn không thể nói rằng đó chỉ là những nét vẽ phẳng" bởi vì "chúng có kết cấu và chi tiết bề mặt ngoài đường viền bao bên ngoài".


Bức phù điêu 2 người đàn ông nói trên có khắc họa 3 chiều.

Kiểu vẽ 2D này không chỉ phổ biến ở Ai Cập cổ đại mà còn lan ra Syria, Mesopotamia, Maya, hay kể cả hội họa châu Âu trung đại sau này. Mặc dù hội họa Hy Lạp và La Mã cổ là ngoại lệ, giáo sư Baines nhận định truyền thống vẽ 2D rất phổ biến, hiệu quả và không cần thay đổi gì nhiều.

Cập nhật: 06/11/2024 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video