Sau một thời gian theo dõi và điều trị, các thầy thuốc cho biết những người béo dù có mạnh khoẻ hơn nhưng lại dễ bị nhiễm virus cúm A/H1N1 và dễ tử vong hơn người thường.
Họ đã mô tả trường hợp 10 bệnh nhân tại bệnh viện Michigan bị rất nặng và phải hô hấp nhân tạo. Ba người đã bị chết. Trong số 10 bệnh nhân này, 9 người bị béo, 7 người rất béo (và trong số này có 2 trong 3 người tử vong).
Người béo phải cảnh giác hơn với cúm A/H1N1 (Ảnh: Reuter) |
Chuyên gia virus học Tim Uyeki phát biểu: “Đây là liều dùng mà nhóm bác sĩ điều trị đề nghị trong trường hợp bệnh diễn biến phức tạp ở những bệnh nhân quá béo”. Ông cho biết thêm: “Năm trong số bệnh nhân này có tụ máu trong phổi. Điều này chưa từng xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm cúm, dù nặng, trước đây”.
BS. Lena Napolitano, Trung tâm Y học thuộc ĐH Michigan và các đồng nghiệp người trực tiếp điều trị 10 bệnh nhân thừa nhận: “Trong số 10 bệnh nhân thì 9 người có chỉ số BMI (chỉ số cân nặng so với chiều cao) trên 30 và 7 người có chỉ số BMI trên 40. Trong phương án điều trị, chúng tôi chưa xem béo là điều quan tâm, chỉ có nhận xét là những người nhiễm cúm này đều “quá cỡ” mà thôi”.
Trong bệnh án những bệnh nhân “hơi đặc biệt” này, 9 người có các cơ quan bị suy yếu, 5 người có máu tụ ở phổi, 6 người bị suy thận và không người nào phục hồi được hoàn toàn.
Virus cúm A/H1N1 bắt đầu từ Mexico, lan sang Mỹ từ cuối tháng 4 được WHO công bố là đại dịch tháng 6. Số tử vong ngày càng tăng. Theo Uyeki, virus này khác với virus cúm mùa lan truyền mạnh trong những tháng hè, tấn công nhiều nhất những người ở lứa tuổi thanh niên và trẻ em mới lớn. Trong khi đó, virus cúm gà H5N1 ít tấn công người hơn và bệnh nhân thường sống sau khi điều trị bằng Tamiflu không quá 5 ngày.
Ông chưa khẳng định đề xuất của các bác sĩ là nên hay không nên: “Chúng tôi không biết đối với bệnh nhân béo nhiễm virus cúm A/H1N1 có cần tăng liều lượng không. Trước đây với cúm theo mùa chưa hề xuất hiện ảnh hưởng của yếu tố BMI của bệnh nhân”.