Người bí ẩn làm Mỹ sốc nặng về lỗ hổng chống Ebola

Truyền thông Mỹ tỏ ra sốc nặng và đang sôi sục trước những hình ảnh một người đàn ông, dường như là nhân viên y tế nước này, đã tiến rất gần tới một bệnh nhân Ebola mà không mặc đồ bảo hộ, bất chấp các khuyến cáo ngày càng riết róng của nhà chức trách.

Sự việc được phát giác ngay trong chương trình phát sóng trực tiếp về quá trình vận chuyển nữ y tá Mỹ thứ 2 bị nhiễm Ebola. Khi các trực thăng đưa đội ngũ báo chí đổ về Love Field ở thành phố Dallas, Texas, Mỹ tối 15/10, để chứng kiến việc nữ y tá Amber Vinson được các nhân viên y tế đưa lên một máy bay riêng tới Atlanta, một người đàn ông xuất biệt nổi bật, khác biệt cả đám đông.

Cầm trên tay một bìa kẹp hồ sơ và trực tiếp chỉ đạo quá trình vận chuyển, người đàn ông nọ dường như là nhân vật duy nhất trên đường tarmac của sân bay không mặc trang phục bảo vệ, ngoài bộ đồ sơ vin chuẩn công sở thông thường. Điều kỳ quặc xảy ra bất chấp những người khác đều đang thực thi các biện pháp phòng ngừa cực điểm.

Hiện vẫn chưa rõ người đàn ông nói trên có lên chuyến bay chở y tá Vinson tới Atlanta hay không.

Mặc dù Ebola hiện vẫn chưa được coi là căn bệnh lây lan trong không khí, nhưng sự tiếp cận quá gần bệnh nhân Vinson và nhóm y tế chăm sóc cô trong tình trạng không bảo vệ như trên, đã làm dấy lên các lo ngại. Sự e sợ gia tăng khi người đàn ông chưa tiết lộ danh tính được phát hiện đã cầm một chiếc túi đựng rác độc hại từ tay một trong những nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ đầy đủ.

"Ông ấy cần được đưa vào theo dõi trên chiếc máy bay thứ hai để không thể lây nhiễm (virus) cho bất kỳ ai khác ở Atlanta. Điều này cần được kiểm soát. Tôi e sợ phải nghe thông tin vào tuần sau rằng, ông ấy sẽ là nạn nhân Ebola tiếp theo", phóng viên Dean Pitts viết trên website của hãng tin NBC ở Dallas.


Người đàn ông không mặc đồ bảo hộ (thứ tư từ trái qua) tham gia chuyển nữ y tá mắc bệnh Ebola lên máy bay. (Nguồn: ABC News)

Chi nhánh NBC ở Dallas Fort/Worth đã liên lạc với American Medical Response, công ty chuyên dịch vụ cứu thương đã vận chuyển y tá Vinson tới sân bay, và được trả lời rằng, người đàn ông trong bộ thường phục nhiều khả năng nhất là một thành viên của phi hành đoàn vận chuyển bệnh nhân tới chữa trị tại bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) cũng như bệnh viện Texas Health Presbyterian hiện vẫn từ chối đưa ra bình luận về sự việc.

Trong khi đó, truyền thông xã hội tỏ ra sốc nặng trước người đàn ông được cư dân mạng đặt biệt dang là "người cầm kẹp bìa hồ sơ". Nhiều khán giả xem chương trình trực tiếp cũng điếng người khi chứng kiến những gì đã xảy ra, và coi hành động của người đàn ông nói trên là "dại dột" hay "điên rồ".

Người đàn ông bí ẩn nói trên một lần nữa cũng làm dấy lên những nghi ngờ về quy trình thực hiện các thủ tục y khoa của CDC khi điều trị bệnh nhân Ebola nhằm ngăn chặn dịch bùng phát trên đất Mỹ.

Nhiều người chỉ trích cáo buộc rằng, lỗ hổng bắt đầu khi bệnh nhân Thomas Eric Duncan, vốn nhiễm Ebola ở Liberia, ban đầu đã bị bệnh viện Texas Health Presbyterian từ chối tiếp nhận sau khi thông báo bị sốt cao. Bất chấp việc Duncan đã nói với các nhân viên y tế việc mình vừa trở về từ đất nước Tây Phi đang chịu sự hoành hành của dịch Ebola, anh không được kiểm tra việc nhiễm virus và thay vào đó được cho về nhà cùng rất nhiều thuốc kháng sinh.

Duncan đã trở về căn hộ của gia đình và tình trạng sức khỏe tiếp tục xấu đi trong nhiều ngày tiếp theo. Chỉ khi anh được đưa tới bệnh viện Texas Health Presbyterian lần thứ hai bằng xe cứu thương, các chuyên gia y tế mới phát hiện Duncan đã nhiễm Ebola.

Và trong những ngày đầu chữa trị cho Duncan, các y tá tại bệnh viện tiết lộ, họ không được chỉ dẫn bất kỳ thủ tục nào về cách mặc trang phục bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân Ebola. Sự bối rối đó bị quy là nguyên nhân khiến nữ y tá gốc Việt Nina Phạm, 26 tuổi bị nhiễm virus nguy hiểm chết người và thông báo cho bệnh viện khi nhận thấy mình bị sốt cao hôm 10/10.

Chỉ 4 ngày sau, người đồng nghiệp của Nina Phạm là Amber Vinson đã trở thành y tá thứ hai tại bệnh viện nhiễm Ebola và cũng là người Mỹ thứ hai mắc bệnh ngay trên đất của họ.

CDC hiện đang giám sát hơn 75 nhân viên y tế tại bệnh viện Texas Health Presbyterian, những người được xác định có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với Duncan trong 11 ngày điều trị cho anh. Bệnh nhân Duncan đã qua đời vì Ebola tuần trước, hôm 8/10.

Vấn đề Ebola ngày càng nghiêm trọng đã buộc Tổng thống Mỹ Obama phải bất ngờ hủy một chuyến đi vận động tranh cử đã có kế hoạch từ trước hôm 15/10, để nhóm họp với Nội các. Sự thay đổi của Tổng thống Obama chỉ vài giờ trước khi chuyên cơ Air Force One dự kiến cất cánh theo kế hoạch, đã phản ánh sự thúc bách mà chính phủ của ông đang đối mặt, trước những quan ngại ngày càng tăng của công chúng Mỹ về nguy cơ lây lan virus Ebola.

Theo Vietnamnet, Daily Mail, NBC, USA Today
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video