Người cá xuất hiện tại Israel

Litte Mermaid (Người cá nhỏ bé), một bức tượng, ngồi trên một tảng đó tại bên cảng Copenhagen, Đan Mạch. Nhà điêu khắc Edvard Eriksen đã cho ra đời bức tượng năm 1913. (Ảnh: stockxpert)
Người dân địa phương và khách du lịch tại thị trấn Kiryat Yam, Israel đang kéo ra bờ biển với hy vọng tận mắt chứng kiến một sinh vật mà hầu hết mọi người đều tin rằng chỉ tồn tại trong truyền thuyết.

Người cá, được cho là lai giữa loài cá và một cô gái trẻ, chỉ xuất hiện vào lúc chiều tàn. Người cá biểu diễn một số bài cho người xem trước khi biến mất vào ban đêm.

Một trong những người đầu tiên nhìn thấy người cá, Shlomo Cohen, cho biết: “Tôi đang đi cùng bạn bè thì đột ngột chúng tôi thấy một phụ nữ nằm trên bãi cát. Đầu tiên tôi tưởng cô ta chỉ là một người tắm nắng bình thường, nhưng khi chúng tôi đến gần cô ta nhảy xuống biển và biến mất. Chúng tôi đều kinh ngạc vì cô ta có đuôi”.

Và việc mọi người đổ đến bờ biển để chứng kiến người cá bắt đầu từ vài tháng trở lại đây.

Giải thưởng 1 triệu đô

Ban du lịch của thị trấn tất nhiên rất vui sướng với danh tiếng mới có. Với sự gợi ý của thị trấn Inverness, Scotland, chính quyền Kiryat Yam đã treo giải thưởng 1 triệu đô la cho người đầu tiên chụp được ảnh của sinh vật này. Phát ngôn viên của thị trấn Natti Zilberman cho rằng giải thưởng này hoàn toàn xứng đáng, “Tôi tin rằng nếu thực sự có người cá thì rất nhiều người sẽ đến với Kiryat Yam, và chúng tôi sẽ kiếm đuợc rất nhiều tiền hơn là 1 triệu đô la”.

Tất nhiên, nếu người cá không tồn tại – có thể đó là một trò lừa bịp, một ảo ảnh quang học, hoặc đơn giản là nhận thức sai về một loài vật nào đó – thì tiền thưởng của thị trấn sẽ không hề mất đi, trong khi đó những lợi ích về kính tế từ những dòng khách du lịch cố gắng chụp ảnh người cá sẽ tồn tại về lâu về dài.

Những gì con người nhìn thấy vẫn không rõ ràng, nhưng sức mạnh của trí tưởng tượng thì quả là phi thường. Nhận biết động vật trong nước vốn đã nhiều vấn đề, vì những người chứng kiến chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của sinh vật. Khi bạn thêm vào yếu tố như ánh sáng kém vào buổi chiều tà và khoảng cách, rõ ràng việc nhận biết một sinh vật được biết đến đã khó chứ đừng nói một sinh vật thần thoại.

Litte Mermaid (Người cá nhỏ bé), một bức tượng, ngồi trên một tảng đó tại bên cảng Copenhagen, Đan Mạch. Nhà điêu khắc Edvard Eriksen đã cho ra đời bức tượng năm 1913. (Ảnh: stockxpert)

Người cá từ lâu đã làm mê hoặc những người đi biển. Có hàng chục câu chuyện và tuyên bố về việc nhìn thấy người cá. Hầu hết đều là tưởng tượng và thần thoại, ví dụ như câu chuyện “thật” về những phụ nữ xinh đẹp cưới các thủy thủ nhưng sau đó bị phát hiện là những người cá biến hình (như trong phim “Splash”).

Những báo cáo khác đã có từ nhiều thế kỷ trước, và thường không hề có bằng chứng rõ ràng. Ví dụ. thuyền trưởng Richard Whitbourne khẳng định rằng ông đã nhìn thấy người cá tại bến St. James của Newfoundland năm 1610. Một câu chuyện khác, từ năm 1930 tại Scotland, kể rằng cậu bé đã giết một người cá bằng cách ném đá vào nó; sinh vật này trông giống như một đứa trẻ 3 hoặc 4 tuổi, nhưng có một cái đuôi cá hồi chứ không phải chân. Những người làng đã chôn sinh vật này trong một quan tài nhỏ.

Người cá của P.T. Barnum

Những kẻ lừa bịp đã tận dụng câu chuyện về người cá để thỏa mãn sở thích của công chúng; và thực tế chưa ai bị phát hiện chỉ là một phiền phức nhỏ.

Chuyên gia biểu diễn P.T. Barnium đã giới thiệu người cá cho đám đông sửng sốt năm 1840: “người cá FeeJee” nổi tiếng của hắn, thực tế chỉ là một sản phẩm giả tạo. Đầu và thân mình của một con khỉ nhỏ được nối với thân và đuôi của một con cá. “Người cá” này thật sự kỳ dị và lạ lùng – tất nhiên là chưa ai từng thấy trước đây – nhưng không giống chút nào so với những băng rôn và biển quảng cáo về một phụ nữ đẹp, bán khỏa thân.

Những trường hợp giả người cá khác xuất hiện khá nhiều trong lịch sử. Một số chỉ là lợn biển đuợc ăn mặc giống con người và được trưng bày để thu lợi nhuận.

Liệu người cá Israel là có thật, hoặc là một trò lừa bịp, hoặc chỉ là một lỗi lầm ngớ ngẩn, thì thực tế của việc tìm thấy một người cá có thể hoàn toàn khác so với nhiều người tưởng tượng, như những gì một bài hát của ban nhạc Great Big Sea thể hiện. Một trong những bài hát nổi tiếng của họ, với tên gọi “Người cá”, kể câu chuyện về một thủy thủ cô đơn, tìm cách tán tỉnh một người cá:

“Tôi yêu nàng với cả trái tim/ Nhưng tôi chỉ yêu phần bên trên/ Tôi không hề yêu cái đuôi!”.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video