Người có khả năng kỳ lạ do lỗi... gene

Những bộ phim hành động mang đến cho con người mơ ước về khả năng siêu nhiên, không có thực. Nhưng trên thực tế, y học đã ghi nhận nhiều trường hợp đột biến gene khiến con người có nhiều khả năng kỳ lạ như kiểm soát cảm giác không chủ ý, tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, mắc căn bệnh hiếm gặp khiến không có vân tay...

Kiểm soát cảm giác không chủ ý như “nổi da gà”


Nổi da gà.

BS. James Heathers đến từ Đại học Northeastern, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu đối với 32 người có khả năng kiểm soát được cảm giác không chủ ý như “nổi da gà”. Javier Palejko (34 tuổi) - một trong những người tham gia nghiên cứu cho biết: “Nó bắt đầu từ đằng sau cổ tôi, giống như có cơ ở đó và tôi có thể điều khiển tần suất hoạt động theo ý mình”. Những người có khả năng kiểm soát cơn nổi da gà sử dụng chính khả năng này để làm dịu cơn nhức đầu. Theo Bacon - một phụ nữ tham gia nghiên cứu cho biết: Sau khi nổi da gà, đầu cô bắt đầu râm ran ngứa và sau đó lan truyền khắp cơ thể.

Theo các nhà nghiên cứu, từ thời tổ tiên của con người đã biết vận dụng những cơn nổi da gà để dọa kẻ thù hoặc làm ấm cơ thể. Việc nổi da gà được kiểm soát bởi những bó cơ siêu nhỏ có liên kết với hệ thần kinh. Khi bị kích thích, cơ bắp sẽ co lại, đẩy các nang lông dựng lên.

Dị nhân ăn mọi thứ

Michel Lotio sinh năm 1950 tại Grenoble (thuộc vùng hành chính Rhone - Alpes, Pháp) được mệnh danh là “Dị nhân ăn mọi thứ” bởi Lotio có thể ăn tất cả mọi thứ từ nhựa, thủy tinh đến kim loại. Từ năm 1959 -1997, ông đã ăn khoảng 9 tấn kim loại. Ông có vẻ ngoài như mọi người bình thường khác. Ông cho biết, để giúp ăn các đồ vật bằng kim loại, đầu tiên ông sẽ làm vỡ chúng thành những mảnh nhỏ và uống nhiều dầu khoáng trước khi nuốt chúng vào dạ dày và sau đó tiếp tục uống nước để tạo ra lớp trơn trong hệ tiêu hóa. Theo các chuyên gia, sở dĩ Michel Lotio có thể ăn và tiêu hóa hết 9 tấn kim loại, thậm chí cả hóa chất độc hại là bởi Lotio có niêm mạc dạ dày dày gấp 2 lần người bình thường và axit trong hệ tiêu hóa của ông cũng đặc biệt nên ông có thể tiêu hóa cả những chất độc hại mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những người không có dấu vân tay


Những người mắc phải căn bệnh adermatoglyphia không có dấu vân tay.

Hầu hết mọi người sinh ra đều có dấu vân tay và dấu vân tay của chúng ta đều là độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, có những người mắc phải căn bệnh adermatoglyphia hiếm gặp khiến họ không có dấu vân tay từ lúc chào đời. Căn bệnh này còn có tên là hội chứng “trì hoãn nhập cư” bởi vì việc thiếu dấu vân tay, khiến họ khó khăn trong việc di chuyển qua các biên giới quốc tế. Đến nay, y học mới ghi nhận rất ít người mắc căn bệnh này. Các bác sĩ đã tiến hành phân tích ADN của những thành viên mắc chứng adermatoglyphia cho thấy một phiên bản nhỏ hơn của gene SMARCAD1. Các bản sao của SMARCAD1 lớn hơn được biểu hiện khắp cơ thể nhưng dạng nhỏ hơn của gene này chỉ hoạt động trên da. Nghiên cứu ở những thành viên không có dấu vân tay cho thấy gene này đã bị đột biến.

Người siêu tiệc tùng


Ca sĩ nhạc Rok Ozzy Osbourone có các gene đột biến giúp phá vỡ tác hại của rượu và hóa chất.

Lối sống triền miên trong tiệc tùng với rượu, cocain và các chất kích thích đã không làm phá hủy cơ thể của nhạc sĩ, ca sĩ hát rock nổi tiếng người Mỹ - Ozzy Osbourne. Khi phân tích mã di truyền của nhạc sĩ, ca sĩ huyền thoại này, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra số lượng đáng kinh ngạc số gene đột biến. Các gene này giúp cơ thể phá vỡ tác hại của rượu và các hóa chất khác, ví dụ như đột biến enzyme ADH4 - gene tiêu hóa này có trong dạ dày và cổ họng - chúng có khả năng chuyển hóa một số loại alcohol như ethanol sau khi hấp thụ vào cơ thể.

Cập nhật: 13/04/2018 Theo SKĐS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video