Người đàn ông đào được viên dạ minh châu 6 tấn lớn nhất thế giới nhưng không ai dám mua!

Năm 2004, một người đàn ông tên Zhao Sheliang làm nghề khai thác đá quý từ Thiểm Tây đến Lop Nur, Tân Cương, để tìm mỏ khai thác ngọc bích quý hiếm.

Ngành công nghiệp ngọc thạch luôn thu hút sự chú ý của nhiều người, nhưng không phải ai cũng có thể kiếm được nhiều tiền từ nó.Zhao Sheliang đến từ Thiểm Tây, Trung Quốc đã làm việc trong ngành công nghiệp này hơn mười năm, vào năm 2004 anh ấy gặp phải khó khăn chưa từng có.

Khi đó, anh không những không kiếm được tiền trong kinh doanh mà còn bị lỗ nặng. Trong tay anh chỉ còn lại vài viên ngọc bội vô giá trị, khó bán được với giá tốt. Đứng trước khủng hoảng, để cứu vãn công việc kinh doanh, anh Lương đưa ra quyết định vô cùng quan trọng là đi đến Lop Nur, Tân Cương khai thác ngọc.

Nhiều người tỏ ra bất ngờ, không hiểu tại sao anh ấy lại chọn đến đó. Với kinh nghiệm, cùng sự am hiểu sâu sắc của mình, anh nhận thấy hầu hết những viên ngọc quý đều được tạo ra trong quá trình chuyển động của vỏ trái đất. Khi quá trình này xảy ra, mắc ma sẽ phun trào rồi đông đặc, kết tinh thành những khối đá xâm nhập (Batholit). Phần nằm ngoài rìa khối đá xâm nhập có những tinh thể Pecmatit. Trong đó lại chứa những tinh thể đá quý đẹp, kích thước lớn.

Với nỗ lực không ngừng nghỉ, đội công nhân của Zhao Sheliang đã tìm thấy một số viên đá huỳnh quang với kích thước to nhỏ khác nhau. Nhận thấy tình hình có vẻ khả quan, ông yêu cầu đội công nhân đào sâu hơn thì phát hiện viên ngọc khổng lồ và còn có thể phát ra ánh sáng màu xanh ngọc.


Viên ngọc có thể phát sáng. (Nguồn: Sina).

Zhao Sheliang sau khi xác định đã phát hiện ra đây chính là dạ minh châu, bảo vật quý hiếm dành riêng cho hoàng gia thời cổ đại. Trong đó phải kể đến viên ngọc trong miệng Từ Hi Thái Hậu khi bà được chôn cất. Kích thước của nó chỉ bằng một quả trứng nhưng lại có giá lên đến 800 triệu NDT.

Viên dạ minh châu mà Zhao Sheliang tìm được có trọng lượng lên đến 6 tấn. Anh đã mất 3 năm để đánh bóng viên dạ minh châu này và biến nó thành một hình cầu có đường kính lên tới 1,68 mét.

Dưới góc độ hóa học, dạ minh châu chính là fluorit và chỉ có 3% fluorit có thể phát ra ánh sáng nên rất quý. Fluorit tự nhiên rất có giá trị, trong khi fluorit nhân tạo lại không đem lại thu nhập cao.


Viên dạ minh châu với kích thước khổng lồ. (Nguồn: Sohu).

Vào năm 2010, viên dạ minh châu khổng lồ này là viên lớn nhất thế giới và được trưng bày lần đầu tiên tại Văn Xương Bảo Ngọc Cung (Hải Nam, Trung Quốc). Sự xuất hiện của viên dạ minh châu đã gây ra chấn động với giới kinh doanh ngọc bích. Các chuyên gia cũng định giá nó với mức giá cao ngất ngưởng là 2,6 tỷ NDT.

Tuy có giá trị rất cao nhưng viên dạ minh châu này đến nay vẫn chưa có người mua vì kích thước khổng lồ của nó, thật khó để tìm ra tính ứng dụng thật sự của viên ngọc. Song nếu biến nó thành những viên nhỏ để làm trang sức thì lại làm mất đi giá trị cao ban đầu.

Để tận dụng giá trị của món bảo vật này, Triệu Xã Lương quyết mở triển lãm trưng bày tại thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Cách làm này vừa giúp anh trở nên nổi tiếng, lại có thể kiếm được tiền. Vào ban đêm, ánh sáng phát ra từ dạ minh châu có thể chiếu sáng khu vực xung quanh mà không cần thắp đèn, vì vậy nó còn được xem là chiếc “đèn đường”.

Cập nhật: 06/08/2024 Theo Tổ Quốc/VTC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video