Người đàn ông sống bình thường mà không cần tới 90% não bộ

Bí ẩn về việc con người chỉ thực sự sử dụng 10% não bộ và có những khả năng đặc biệt khi kích hoạt 100% đã được giải đáp. Lý thuyết này hoàn toàn sai, vì các nhà khoa học đã chứng minh rằng con người luôn sử dụng 100% não bộ. Mỗi một khu vực đều có chức năng riêng và vô cùng quan trọng.

Thế nhưng một người đàn ông tại Pháp có thể sống và hoạt động bình thường trong khi bị tổn thương tới 90% bộ não. Sự việc này đã thách thức sự hiểu biết và những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học, về sự thật có phải chúng ta đang chỉ sử dụng 10% của bộ não hay không?

Người đàn ông 44 tuổi tại Pháp được giấu tên cho biết ông vẫn có một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Chỉ đến một hôm, ông đến khám bác sĩ vì cảm thấy chân trái của ông có vấn đề.


Bên trong hộp sọ của người đàn ông này chứa đầy chất lỏng, chỉ có một lớp mỏng mô não ở bên ngoài.

Sau khi tiến hành các công đoạn kiểm tra thông thường, ông được đưa đi chụp X-quang để kiểm tra chức năng của não bộ. Các bác sĩ sau khi nhìn kết quả đã vô cùng kinh ngạc.

Bên trong hộp sọ của người đàn ông này chứa đầy chất lỏng, chỉ có một lớp mỏng mô não ở bên ngoài. Các phần bên trong của bộ não gần như là không còn lại chút gì.

Các bác sĩ cho biết phần lớn bộ não của ông đã bị ăn mòn do sự tích tụ của chất lỏng bên trong suốt 30 năm qua. Căn bệnh kỳ lạ này được biết đến với cái tên "não úng thủy".

Tuy nhiên điều đáng nói là người đàn ông này không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về hoạt động cũng như cả tinh thần. Mặc dù qua bài kiểm tra IQ ông chỉ đạt 75 điểm, nhưng ông vẫn rất minh mẫn.


Bên trong hộp sọ.

Thậm chí ông còn hoàn thành khá tốt công việc của mình như một công chức. Ông cũng đã lấy vợ và có 2 người con. Cuộc sống của ông không khác gì một người bình thường.

Có phải con người chỉ cần tới 10% não bộ?

Sự thật về người đàn ông Pháp ở trên đã phản bác lại tất cả những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học về chức năng thực sự của bộ não. Liệu rằng bộ não của chúng ta có sử dụng hết 100% các khu vực, hay chỉ sử dụng 10% tiếp tục là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Nhà tâm lý học nhận thức Axel Cleeremans đến từ Đại học Libre de Bruxelles, Bỉ đã đưa ra một giả thuyết gây tranh cãi nhưng có thể giải thích được hiện tượng trên. Đó là bộ não không chia thành những vùng với chức năng có sẵn khi chúng ta sinh ra.

Thay vào đó, bộ não sẽ tự học và tự phân chia nhiệm vụ cho từng khu vực trong quá trình chúng ta phát triển. Nếu như chúng ta phát triển một cách bình thường, bộ não sẽ phân chia nhiệm vụ cho toàn bộ các khu vực theo một cách đồng đều.


Liệu rằng bộ não của chúng ta có sử dụng hết 100% các khu vực, hay chỉ sử dụng 10%.

Nhưng trong trường hợp của người đàn ông chỉ có 10% bộ não, quá trình phát triển khác biệt khiến cho phần não còn lại tự học để có thể đảm nhiệm tất cả những nhiệm vụ này. Giả thuyết của ông Cleeremans có thể giải thích được lý do vì sao với 10% bộ não, một người vẫn có thể hoạt động và có ý thức như bình thường.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng nếu như bộ não có thời gian học tập để có thể phân chia lại nhiệm vụ. Nếu trong trường hợp khác, một người đã trưởng thành bị tổn hại 90% bộ não. Khi đó, bộ não đã phân bố nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng khu vực, nếu các khu vực đó bị tổn hại thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động và nhận thức của người đó.

Giả thuyết này cũng mở ra một cánh cửa mới đối với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu những bí ẩn của bộ não. Có nghĩa là bộ não của con người mặc dù hoạt động hết 100%, nhưng vẫn có thể tiếp tục tăng lên nếu như được huấn luyện.

Những bí ẩn này vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Cập nhật: 14/07/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video