“Người dơi” xuất hiện ở Đức

Hãy xem... Một chiếc áo choàng cứng, bề ngang 1,8m xuất hiện trong một đêm không trăng. Áo choàng? Không, đó là một cánh bay delta, giống như của máy bay chiến đấu. Được tạo ra từ chất liệu nhẹ và chắc chắn (sợi cacbon), cánh bay này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong nhảy dù, cho phép người ta lao đi rất xa.

Những người mê nhảy dù đã nghe nói đến phát minh bộ cánh bay của Alban Geissler. Nó từng được ông vua liều mạng người Áo Felix Baumgatner này dùng để nhảy từ trên những tòa nhà cao nhất thế giới như tháp Petronas tại Kuala Lumpur, Malaysia. Năm 2003, Felix lại dùng bộ cánh bay này để... vượt biển Manche! Được thả từ máy bay phía trên bầu trời Douvres của nước Anh, anh đã lao đi trong gió đoạn đường dài 35km để cuối cùng đáp xuống mũi Blanc-Nez ở Calais của nước Pháp. Thời gian bay là 14 phút!

Thành tựu này đã làm quân đội Đức bừng tỉnh. Alban Geissler hiện đang hợp tác với hai công ty ESG và Drager để triển khai phát minh của mình. Những thử nghiệm đầu tiên đã được Bundeswehr (quân đội Đức) thực hiện trong tháng 3-2007. Gryphon, tên bộ cánh bay, sẽ được triển khai trong quân đội Đức ngay cuối năm nay.


(Ảnh: TTO)

Cánh bay này gồm một mặt nạ dưỡng khí, một bộ đồ chống lạnh, một hệ thống điều khiển và một chiếc túi to, chứa được 100kg vật dụng. Nó mang tên Special High Altitude Parachute System (SHAPS) - hệ thống dù đặc biệt ở độ cao. Nó từng được quân đội sử dụng để nhảy từ độ cao trên 10km, nơi mà dưỡng khí rất hiếm và cực lạnh. Vì sao phải nhảy từ độ cao như thế? Vì sẽ có thời gian để bay đi rất xa, lúc còn chưa bung dù. Bằng cách đó một lính dù có thể bay xa cách nơi thả dù đến 40km.

Khi mang Gryphon trên lưng, lính dù có thể bay trong không khí với tốc độ 200 km/giờ và chỉ đến khi còn cách mặt đất 1.500m mới bung dù ra. Kết quả: sau 15 phút anh ta có thể vượt đoạn đường dài 40km! Gryphon có những nút điều khiển để điều chỉnh hướng bay lên - xuống, ngang - dọc.


(Ảnh: TTO)

Được trang bị Gryphon, những “người dơi” này có thể đột nhập sâu lãnh thổ đối phương do chiếc cánh làm bằng composite nên không hiện lên trên màn hình rađa của đối phương. Chiếc máy bay dùng để thả họ xuống cũng không bị nguy hiểm vì đạn phòng không, do không cần phải xâm nhập không phận đối phương.

Alban Geissler còn nghĩ đến chuyện lắp thêm động cơ phản lực vào cánh mà chỉ cần tiêu thụ vài lít xăng!

Các kỹ sư ước tính Gryphon gắn động cơ phản lực có thể bay xa đến 200km.


(Ảnh: TTO)

ĐINH CÔNG THÀNH

Theo SVJ, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video