Người cao tuổi thường nhìn chiếc cốc đầy một nửa, hơn là vơi một nửa. Đó là do họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và cũng bắt nguồn từ sự thay đổi sinh học do tuổi già mang lại.
Các điện cực trên đầu người tham gia sẽ ghi lại hoạt động não khi họ xem những hình ảnh này. Mức độ hoạt động não gia tăng sẽ phản ánh phản ứng của mỗi cá nhân trước thông tin tiêu cực.
Kết quả cho thấy người già ít có phản ứng với hình ảnh không đẹp hơn. "Nhìn chung, người già ít bị trầm cảm và ít bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực hơn", Stacey Wood, nhà tâm lý học thần kinh tại Đại học Scripps ở Claremont, California, Mỹ, nói.
Wood giải thích, thông thường, khi phải đưa ra quyết định, mọi người thường cân nhắc mặt hại nhiều gấp hai lần mặt lợi. "Chẳng hạn, khi phải quyết định trong lúc đánh bạc, việc mất đi 100 USD sẽ được coi nặng gấp 2 lần khi ăn được 100 USD. Nhìn chung, mọi người đều được lập trình để chú ý nhiều hơn tới thông tin tiêu cực", Wood nói.
Xu hướng này sẽ giảm đi cùng tuổi già. Người ta vẫn chưa rõ vì sao người già lại có xu hướng nhìn đời qua lăng kính màu hồng. Có thể đó là bởi những kinh nghiệm họ thu được hay sự thay đổi sinh học của tuổi già.
Một nghiên cứu khác cũng tìm thấy người cao tuổi nhìn được bức tranh toàn cảnh tốt hơn người trẻ. Và người lạc quan thì cũng sống lâu hơn.
M.T.