Người Indonesia hoảng sợ sau động đất

Indonesia đã gỡ bỏ cảnh báo sóng thần sau khi một trận động đất mạnh 8,7 độ Richter, gây tình cảnh sợ hãi và náo loạn cả đảo Sumatra của nước này hôm qua.

>>> Video: Người dân Indonesia hoảng loạn vì động đất

"Mọi người đã có thể quay về nhà", ông Sri Woro Harijono, giám đốc Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho hay.

Cơn địa chấn cực mạnh làm rung chuyển hòn đảo Sumatra lúc 14h38 giờ địa phương hôm qua. Tâm chấn nằm ở độ sâu 33km, cách thành phố Banda Aceh ở phía bắc đảo Sumatra khoảng 431km. Cảnh báo sóng thần đã được ban bố cho toàn vùng Ấn Độ Dương.

Cơn địa chấn mạnh khiến người dân Indonesia nhớ lại trận động đất năm 2004, khiến 170.000 người ở tỉnh Aceh thiệt mạng. Họ bỏ chạy khỏi nhà và văn phòng, đổ hết ra đường và tức tốc dùng mọi phương tiện để tháo chạy khỏi những vùng ven biển sau động đất. Dư chấn sau đó đo được cường độ 8,2 độ Richter.


Ba cô gái ở Aceh hoảng sợ ôm nhau và cầu nguyện khi động đất xảy ra. (Ảnh: AFP)

“Mọi người trong làng bỏ chạy ra ngoài. Mặt đất rung lắc dữ dội tận 5 phút. Tất cả chúng tôi vô cùng hoảng sợ, phụ nữ, trẻ em gào thét, khóc lóc”, Asnawi, 42 tuổi, từ làng Malasin, đảo Simeulue, cách bờ biển tây Sumatra 150km, kể lại. “Tôi đã ra ngoài nhưng vợ và con gái 11 tuổi của tôi vẫn ở trong nhà. Tôi hét lên bảo họ ra ngoài ngay vì tôi sợ nhà tôi sẽ sập”.

Làng chài Malasin trên đảo Simeulue nằm sát với khu vực tâm chấn của trận động đất. Điện đã bị cắt và toàn bộ dân làng đã mang hết các tài sản quý giá của gia đình ra bên ngoài nhà và sống trong bóng tối. 80.000 dân trên đảo biết rất rõ sức hủy diệt khủng khiếp của sóng thần bởi một phần năm dân cư đảo Simeulue đã thiệt mạng trong trận động đất năm 2004.

Dewi Phoennadiyani, quản lý mộ khu nghỉ dưỡng trên đảo, cho hay một số nhân viên của cô đã nghỉ qua đêm trên đồi và chỉ quay về nhà vào sáng hôm sau nếu biết tình hình đã ổn. Các ngôi nhà ở Malasin đều mới được xây lại sau cơn sóng thần năm 2004 nhưng chúng đều làm từ gỗ nên rất dễ bị phá hủy.

Ít nhất 3 cơn sóng thần đã tràn vào bờ biển Indonesia sau cơn động đất đầu tiên, cao nhất là ở Meulaboh, tỉnh Aceh với độ cao 80cm. Các cơn thủy triều nhỏ khác cũng được ghi nhận ở các vùng biển lân cận. Phóng viên AFP trên đảo Simeulue cho hay người dân đã bớt căng thẳng hơn khi chứng kiến cơn sóng cao một mét tràn vào bờ và rút đi.

Tuy nhiên, giới chức Indonesia đã hủy bỏ cảnh báo sóng thần ngay sau khi Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương Mỹ ở Hawaii dời cảnh báo sóng thần toàn bộ vùng Ấn Độ Dương liên quan đến khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện chưa có báo cáo nào về thiệt hại và thương vong đáng kể.

Đảo Sumatra cũng là nơi từng phải hứng chịu một cơn địa chấn mạnh đến 9,1 độ Richter, gây sóng thần trên toàn Ấn Độ Dương, khiến khoảng 220.000 thiệt mạng.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video