Người lùn được tôn trọng trong Ai Cập cổ

Người Ai Cập cổ đại tôn trọng những người lùn và không hề coi họ là những người khiếm khuyết về thể chất.

Thần lùn Bes

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgetown, Mỹ, đã tìm hiểu dấu tích sinh học và bằng chứng nghệ thuật về người lùn trong thế giới Ai Cập cổ. Họ tìm thấy người Ai Cập cổ tôn thờ người lùn như các vị thần và rất nhiều trong số đó nắm giữ các vị trí cai quản trong gia đình.

Trong thời hiện đại, các bác sĩ đã liệt kê ra 100 tình trạng y học gây ra hiện tượng người ngắn. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng thiếu phát triển sụn làm các chi co ngắn lại. Tình trạng này ảnh hưởng tới 25.000 ca sinh mỗi năm. Khoảng 75% người hạn chế về chiều cao có bố mẹ có kích cỡ trung bình.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm hiểu thế giới Ai Cập cổ bởi không khí khô nóng và hệ thống chôn cất hoàn hảo giúp bảo tồn xương người nguyên vẹn. Họ tìm hiểu những người lùn có địa vị sang trọng trong xã hội và những người lùn bình thường.

Họ tìm thấy bằng chứng sớm nhất về người lùn có từ thời kỳ Badarian (năm 4.500 trước Công nguyên) cùng một vài bộ xương có từ thời Cựu vương quốc (2700 - 2190 trước Công nguyên). Ngoài ra có nhiều hình ảnh người lùn trên những bức tường trong lăng mộ, trên các bình lọ, tượng và các tạo vật khác.

Người lùn được miêu tả trong ít nhất 50 ngôi mộ, việc lặp lại những bức tranh này cho thấy họ có mối quan hệ mật thiết trong xã hội. Các bức tranh cho thấy người lùn tham gia làm người hầu cận, đốc công, người trông vật nuôi, thợ kim hoàn, vũ công hay người giải trí. Một số người được nắm giữ các cương vị cao trong triều đình và có đủ quyền lực để được chôn cất trong nghĩa trang của hoàng gia, gần với kim tự tháp. Trong thế giới Ai Cập cổ cũng có 2 vị thần lùn là Bes và Ptah.

Bes là người bảo vệ tính dục, phụ nữ và trẻ em. Đền của ông gần đây mới được khai quật ở ốc đảo Baharia nằm giữa Ai Cập. Thần Ptah gắn liền với sự tái sinh và hồi xuân.

Tiến sĩ Chahira Kozma nói: "Khu vực chôn cất và các bức hình nghệ thuật đã cung cấp cái nhìn về vị trí của người lùn trong cuộc sống hằng ngày của người Ai Cập cổ. Người lùn được chấp nhận trong xã hội, và sự rối loạn của họ không bao giờ bị coi là khiếm khuyết thể chất".

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video