Người nghèo mới "sáng mắt" vì tiền

Não của người giàu ít bị kích thích trước những khoản tiền thưởng nhỏ so với người nghèo, một nghiên cứu mới phát hiện điều đó. Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng ủng hộ một nguyên lý kinh tế cơ bản còn được gọi là "tính thiết thực bên lề" - rằng với cùng một số tiền, giá trị của nó sẽ bị xem nhẹ đi khi người ta giàu lên.

Philippe Tobler tại Đại học Cambridge ở Anh và cộng sự đã tuyển 14 sinh viên có thu nhập khác nhau (từ cha mẹ hoặc do làm thêm) và gửi tiền vào ngân hàng.  

Các sinh viên sẽ quan sát các bức ảnh trừu tượng (gồm những vòng tròn và hình chữ nhật) trên một máy tính. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu chụp ảnh não họ bằng kỹ thuật cộng hưởng từ. 3 trong số các bức ảnh luôn đi trước một hình rõ nét về một đồng xu 20 penny (trị giá khoảng 0,4 đôla Mỹ), trong khi ba bức ảnh khác có liên hệ với một hình đồng xu tương tự nhưng bị mờ.

(Ảnh: Istockphoto)
Khi người tham gia dự báo chính xác rằng có 1 bức hình đồng xu rõ nét sẽ đi sau bức ảnh xuất hiện trên màn máy tính, và chỉ ra dự đoán của mình bằng cách nhấn một nút, họ sẽ nhận được 20 penny phần thưởng trong tài khoản. 20 penny không đủ để mua một gói kẹo gôm ở Anh. Mỗi sinh viên thực hiện 210 lần đoán như vậy.

Kết quả chụp ảnh não cho thấy, các sinh nghèo có hoạt động não ở thể vân - "trung tâm nhận phần thưởng" - tích cực hơn hẳn các sinh viên giàu, mỗi khi họ biết rằng bức ảnh sẽ cho phần thưởng.

Các sinh viên giàu cũng mất thời gian lâu hơn để thực hiện những phán đoán đúng ảnh có phần thưởng.

Tobler muốn kiểm tra não của các sinh viên giàu có phản ứng trước những món tiền lớn hơn, song nhóm nghiên cứu của ông không đủ quỹ để làm việc này.

Tobler tin rằng kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng trái ngược với giả thuyết kinh tế của Daniel Kahneman và Amos Tversky, theo đó người giàu nhanh chóng quen thuộc với tài sản của mình, họ không còn cảm thấy giàu có nữa và bắt đầu quý trọng những khoản tiền kiếm được tiếp theo giống như những người nghèo hơn.

Thay vào đó, kết quả chụp não của Tobler đã ủng hộ một giả thuyết kinh tế cổ điển hơn, rằng giá trị chủ quan của tiền thưởng giảm xuống khi tài sản của người đó tăng lên. "Một đôla sẽ bị một triệu phú coi nhẹ hơn so với người chỉ có 100 đôla trong nhà băng", ông viết.

T. An

Theo Newscientist, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video