Người tiêu dùng vẫn 'mù mờ' về HDTV

Thuật ngữ "high definition" (HD - độ phân giải cao), xuất hiện 5 năm trước, ban đầu được dùng để mô tả mật độ pixel (điểm ảnh) lớn trên màn hình TV nhưng giờ đã được sử dụng cho tất cả các loại sản phẩm.

HD hiện diện từ kem dưỡng da, kính râm..., thậm chí có cả một cuốn sách mang tên Starting High Definition Churches, hướng dẫn xây dựng nhà thờ HD "cải tiến" với "độ phân giải cao hơn". Từ 17/2/2009, truyền hình tương tự (analog TV) ở Mỹ sẽ chuyển sang truyền hình kỹ thuật số (digital TV). Tuy nhiên, một nghiên cứu thị trường gần đây cho thấy nhiều người vẫn còn lúng túng không hiểu việc bỏ ra hơn 2.000 USD để mua một TV hoàn toàn mới có phải là quyết định đúng đắn. "Hiện nay người tiêu dùng đang sắm những thiết bị mà họ không hề có đầy đủ thông tin cần thiết về chúng", Dale Cripps, nhà sáng lập tạp chí HDTV Magazine, nhận xét.

Theo ước tính của hãng nghiên cứu Mỹ Forrester, tính đến hết 2005, khoảng 15,7 triệu hộ gia đình ở nước này sở hữu TV độ phân giải cao. Trong khi trước đó, TV màn hình màu phải mất cả một thập kỷ mới thu hút được 5 triệu hộ chuyển đổi từ vô tuyến đen trắng.

Sự chấp nhận quá nhanh như thế là do ngành công nghiệp điện tử dân dụng đã quảng bá rằng TV kỹ thuật số sẽ phổ biến ngay trong năm 1998. Đồng thời, họ cũng tuyên truyền nhiều thuật ngữ mới như "aspect ratio" 16:9 (tỷ lệ rộng cao 16:9, còn màn hình TV truyền thống là 4:3), 720p (1280 x 720 pixel), 1080i (1920 x 1080 pixel). Cùng lúc, khách hàng cũng phải tự đánh giá sự khác biệt giữa đủ các chủng loại màn hình TV kỹ thuật số từ plasma, LCD đến DLP.

Forrester cũng thống kê khoảng một nửa chủ sở hữu TV độ phân giải cao không hề đăng ký dịch cụ HDTV qua tài khoản truyền hình cáp và vệ tinh. Điều đó có nghĩa là nhiều người vẫn đang xem các chương trình TV truyền thống trên một hệ thống mới đắt đỏ, bỏ lỡ những hình ảnh "sống động như thật" mà HD mang lại. Trên lý thuyết, HDTV truyền tải hình ảnh chi tiết gấp 5 lần so với TV chuẩn, như mọi người có thể nhận biết từng giọt mồ hôi lấp lánh trên khuôn mặt vận động viên hay từng lá cỏ dập dờn trong gió. Nhưng những gì người tiêu dùng thấy trên màn hình chẳng khác gì với trước đây. Trong một số trường hợp, hình ảnh trông còn tệ hơn bởi những khiếm khuyết của cảnh quay sẽ hiện rõ nét trên màn hình kỹ thuật số.

"Ít nhất 4 triệu gia đình tưởng họ đang xem những chương trình chất lượng cao nhưng đem một HDTV về và cắm vào ổ điện thì chưa đủ để hiển thị hình ảnh HD", Forrester khẳng định. Người dùng phải trang bị thêm một số thiết bị cần thiết, ví dụ người thuê bao truyền hình cáp hoặc vệ tinh cần có thêm hộp chuyển đổi tính hiệu (set top box) hay CableCARD và đăng ký dịch vụ HDTV với nhà cung cấp. "Các cửa hàng bán lẻ cảm thấy khó giải thích với mọi người rằng bỏ ra 2.500 USD để mua TV mới chỉ là bước cơ bản đầu tiên, chưa kể họ còn phải trả tiền thuê bao hàng tháng", Josh Bernoff, chuyên gia của Forrester, nói.

Ngoài ra, việc chọn bộ kết nối phù hợp giữa TV và hộp tín hiệu cáp hoặc vệ tinh cũng ảnh hưởng không nhỏ bởi chất lượng hình ảnh có thể chênh lệch trong khoảng 1 - 2 triệu pixel.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video