Người và tinh tinh nhận biết khuôn mặt tương tự nhau

Tinh tinh nhận ra đồng loại bằng cách sử dụng cùng một vùng não mà con người sử dụng để nhận ra một khuôn mặt quen thuộc, theo báo cao được công bố trên tạp chi Current Biology ngày 18 tháng 12. Nghiên cứu này – lần đầu tiên xem xét hoạt động anox ở tinh tinh sau khi chúng nhận biết khuôn mặt của những con đồng loại – cung cấp hiểu biết mới về nguồn gốc khả năng nhận biết khuôn mặt của người.

Lisa Parr, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes, Đại học Emory, cho biết: “Chúng ta có thể tìm hiểu về nguồn gốc của con người thông qua việc nghiên cứu những họ hàng gần nhất của chúng ta. Chúng ta có thể tìm hiểu những khía cạnh đặc biệt về nhận thức của con người, cũng như những chức năng nhận thức xuất hiện ở những động vật khác”.

Tinh tinh nhận biết đồng loại bằng cách sử dụng cùng một vùng não mà con người sử dụng để nhận biết một khuôn mặt quen thuộc. (Ảnh: iStockphoto)
Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tinh tinh, giống như con người, có thể nhận biết đồng loại. Parr cho biết: “Chúng tôi đã biết rằng tinh tinh và người nhận biết khuôn mặt theo cách tương tự nhau. Chúng tôi băn khoăn rằng liệu khu vực não chịu trách nhiệm cho chức năng này ở tinh tinh và người có giống nhau hay không. Một cách tổng thể, nhận định này có vẻ đúng”.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học xem xét hoạt động não (qua sự chuyển hóa đường máu) ở 5 con tinh tinh bằng cách sử dụng chụp X quang sự phát positron (PET). (Parr cho biết trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes là nơi duy nhất có các thuyết bị MRI, PET, máy gia tốc). Những con tinh tinh được cho xem 3 khuôn mặt, 2 trong đó hoàn toàn giống nahu, trong khi khuôn mặt thứ 3 là của một con tinh tinh khác. Những con tinh tinh này sau đó được yêu cầu nhận biết khuôn mặt giống nhau. Ở những thí nghiệm khác, những con tinh tinh cũng làm việc tương tự với những hình ảnh nghệ thuật.

Nghiên cứu cho thấy hoạt động chọn lựa khuôn mặt đáng kể ở những khu vực não chịu trách nhiệm nhận biết khuôn mặt ở người. Nghiên cứu thêm cho thấy những hoạt động rõ ràng ở khu vực gọi là fusiform gyrus – khu vực hoạt động nhận biết khuôn mặt ở người – khi tinh tinh quan sát những khuôn mặt của đồng loại.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng khu vực não hoạt động trong quá trình nhận biết khuôn mặt có thể thể hiện một phần hệ thống nhận thức ở tinh tinh, giống như ở người, trong đó phân tích hình ảnh khuôn mặt đầu tiên hoạt hóa khu vực trong thùy thái dương của vỏ não (một phần não tham gia vào việc ghi nhớ, chú ý và tri giác), sau đó là quy trình trong fusiform gyrus và các khu vực khác.

Parr nhấn mạnh rằng đã có nhiều nghiên cứu trong nhiều thập kỷ về việc nhận biết khuôn mặt trong não người. Đây là nghiên cứu đầu tiên đối với tinh tinh, những phát hiện mới đưa thêm nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời và những nghiên cứu tiếp theo vẫn đang trong quá trình thực hiên.

Các nhà nghiên cứu bao gồm Lisa A. Parr, Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes, Atlanta, GA, Đại học Emory, Atlanta, GA, Trung tâm khoa học thần kinh, Atlanta, GA; Erin Hecht, Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes, Atlanta, GA, Đại học Emory, Atlanta, GA; Sarah K. Barks, Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes, Atlanta, GA, Đại học Emory, Atlanta, GA; Todd M. Preuss, Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes, Atlanta, GA, Đại học Emory, Atlanta, GA, Trung tâm khoa học thần kinh, Atlanta, GA; và John R. Votaw, Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes, Atlanta, GA, Đại học Emory.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video