"Nguồn gen bò tót lai rất quý hiếm"

Viện trưởng Di truyền nông nghiệp, PGS - Tiến sĩ Lê Huy Hàm cho rằng, việc lai tạo giống bò tót với bò nhà sẽ tạo nên nguồn gen rất quý giá, có khả năng chống chịu bệnh tốt.

Gần đây một con bò tót đen, nặng khoảng một tấn, xuất hiện ở thôn Bạc Rây 2 gần Vườn quốc gia Phước Bình của Ninh Thuận, tấn công người và bò nhà đực. Người dân địa phương cho rằng bò tót đang ve vãn bò cái nhà nên tấn công tất cả bò đực. Một bê con ra đời khoảng một tháng, được cho là con của bò tót này, căn cứ vào những đặc điểm di truyền giống bò tót như lớn hơn bò nhà cùng tuổi, đuôi to ngắn, cổ không có yếm như bò nhà...

Một số ý kiến cho rằng bò tót khó có khả năng lai giống với bò nhà, để cho ra những đứa con lai. Tuy nhiên các chuyên gia về di truyền học khẳng định khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra. PGS TS Lê Huy Hàm cho rằng, đây là món quà của thiên nhiên ban tặng, nên tổ chức các đề tài nghiên cứu tìm hiểu để lưu giữ nguồn gen này.


Chú bê con được cho là lai tạo từ bò tót và bò nhà, sinh ra ở thôn Bạc Rây 2, Ninh Thuận, hơn một tháng trước. (Ảnh: Lưu Quỳnh)

Tiến sĩ Hàm cũng khẳng định, bò tót có con lai là điều có thể xảy ra, vì chúng cùng loài với nhau. Ông ví dụ, người ở các châu lục khác nhau có màu da khác nhau hoàn toàn có thể sinh ra con lai. Chó becgie lai được với chó nhà; mèo “ta” với mèo Nga (màu trắng, lông xồm).

Ông Hoàng Văn Tiệu, Viện trưởng Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn) cho biết, những loài động vật có cùng số nhiễm sắc thể thì hoàn toàn có thể lai tạo giống. Trường hợp của con bò tót và bò nhà ở Vườn quốc gia Phước Bình, là một ví dụ.

Chú bê con được cho là “hậu duệ” của bò tót, có những đặc điểm gần giống về mặt ngoại hình với loài bò tót. Mới một tháng tuổi nhưng nó đã lớn gấp 3 lần bạn cùng lứa. Đặc biệt, nó rất khó gần và nhút nhát hơn bò nhà, cổ không có yếm như bò bình thường, lưng không có u, đuôi lại to ngắn màu đen, trên lưng và bụng có một sọc đen chạy dài, bốn chân màu đen…

Viện Chăn nuôi cũng đã từng nhập về hai con bò tót lai của Thái Lan để thử phối giống với bò nhà và thành công, đến nay bò con phát triển tốt. Ở Việt Nam từ những năm 1960 đã tiến hành nhập và cải tạo giống bò trong nước bằng cách nhập những con bò lai Sind to khỏe về; hoặc bằng cách nhập tinh trùng của bò Cu Ba, Hà Lan, Australia về lai tạo. Tuy nhiên ông Tiệu cho rằng, đối với con bò tót ở Phước Bình, cần phải xác định thuộc loài bò nào mới có kết luận chính xác.

Theo ông Nguyễn Công Vân, Giám đốc Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận vừa quyết định cấp 25 triệu đồng cho vườn quốc gia để làm kinh phí bảo vệ con bò tót, đảm bảo tính mạng người dân. Sắp tới, Vườn quốc gia Phước Bình sẽ mời các nhà khoa học cùng thảo luận, xây dựng đề tài nghiên cứu giống bò tót quý hiếm. Đặc biệt, con bò tót xuất hiện ở Bạc Rây 2 là con bò tót duy nhất bị sa thải sinh học tại khu vực Vườn quốc gia Phước Bình.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video