Nguồn gốc căn bệnh ghê rợn tại các vùng IS chiếm đóng

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện được nguồn gốc của "bệnh thánh chiến" tại Syria và Iraq. Bệnh này hoành hành mạnh tại những vùng IS chiếm đóng, nó làm nạn nhân bị thối rữa từ bên trong, bắt đầu từ mặt.

Theo RT, bệnh nhiệt đen (leishmaniasis) trước đây chưa từng được phát hiện ở Syria và Iraq, đã tới hai quốc gia này cùng thời gian với IS. Căn bệnh ghê rợn này thường do muỗi cát phổ biến và trước đây không phải là bệnh địa phương ở Syria và Iraq.


Muỗi cát mang bệnh này từ Iran tới.

Tuy nhiên, kể từ khi các lãnh thổ bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng, được giải phóng, các nhà khoa học mới có cơ hội nghiên cứu những người nhiễm bệnh để tìm ra nguồn gốc nguồn bệnh và từ đó tạo ra vắc xin.

Theo nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí các bệnh nhiệt đới, muỗi cát mang bệnh này từ Iran tới. Các nhà khoa học cho hay, những con muỗi cát được chuột Iran đưa tới những vùng đất mới. Khi tới địa điểm mới, các con muỗi cát đã sinh sôi nảy nở trên xác của những người bị IS giết hại, những cái xác thường bị bỏ mặc cho thối rữa trên đường ở Syria và Iraq.

Mẫu vắc xin đầu tiên để ngừa bệnh này được ra mắt lần đầu vào tháng 2/2017 nhưng hiện giờ các nhà khoa học đã có cơ hội nghiên cứu kỹ để tìm ra chính xác nguồn gốc căn bệnh đang hoành hành ở Syria và Iraq.

Nhiệt đen là bệnh do động vật ký sinh lan truyền, gây hoại tử rộng khắp trên khắp cơ thể, thậm chí là từ bên trong đối với một số trường hợp. Nếu bị hoại tử từ bên trong, bệnh này có thể khiến nạn nhân thiệt mạng trong 20-30 ngày.

Cập nhật: 05/03/2018 Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video