Nguyên nhân là dịch vụ cho phép tìm kiếm quá chi tiết những cơ sở, địa điểm trên mặt đất, thông qua những bức ảnh chụp từ vệ tinh.
Kalam đề nghị cần xem xét lại về mặt luật pháp, quy định chặt chẽ hơn việc phổ biến và truy cập những bức ảnh chụp từ vệ tinh này của Google Earth. Ông cho rằng dịch vụ này đôi khi không phù hợp với luật lệ của một số quốc gia và đề nghị Liên Hợp Quốc xem xét lại vấn đề này.
Được biết, Google Earth chứa những bức ảnh rất chi tiết về dinh thự tổng thống, tòa nhà quốc hội và các khu nhà quan trọng trực thuộc chính quyền Ấn Độ. Không chỉ vậy, Google Earth còn cho phép truy cập, quan sát những bức ảnh chụp các khu vực quân sự của đất nước này.
Trước Ấn Độ, đã có Hàn Quốc, Australia, Hà Lan và Thái Lan lên tiếng phản đối dịch vụ này của Google. Người đại diện của chính quyền Hàn Quốc cũng cho rằng, những bức ảnh chụp từ vệ tinh quá chi tiết các cơ sở của chính quyền và quân sự, lại được phổ biến quá rộng rãi và dễ dàng như vậy, thật sự là một nguy cơ đe dọa an toàn quốc gia.
Cũng chung "tâm trạng" đó, người đứng đầu cơ quan nguyên tử của Australia cũng đã tỏ ra lo ngại trước vấn đề an toàn khi biết trong những bức ảnh của Google Earth có ảnh chụp lò phản ứng hạt nhân duy nhất của đất nước này. Tuy nhiên, về sau, chính quyền Autralia lại lên tiếng tuyên bố đứng về phía quan điểm bảo vệ tự do thông tin và cho rằng những lo ngại kiểu trên là hoàn toàn không có cơ sở.
Mai Hoa (Theo Lenta.ru)