Nguy cơ tiểu hành tinh đâm Trái đất cao hơn vẫn tưởng

Kết quả nghiên cứu mới đã nâng xác suất Trái đất bị tiểu hành tinh oanh tạc lên mức cao hơn trước đây.

>>> Video mô phỏng cảnh thiên thạch lao trúng địa cầu


Một mẩu nhỏ thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời Nga vào đầu năm ngoái - (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, Tổ chức B612 trụ sở tại California (Mỹ) đã công bố phát hiện mới cho thấy đã có 26 tiểu hành tinh phát nổ trong khí quyển Trái đất từ năm 2000 đến 2013.

Đây là kết quả thu thập được từ hệ thống chuyên theo dõi các vụ nổ hạt nhân trên toàn cầu, bao gồm vụ nổ trên bầu trời Chelyabinsk, Nga, vào ngày 15/2/2013.

Cựu phi hành gia Ed Lu, hiện dẫn đầu Tổ chức B612, cho hay các tiểu hành tinh kích thước cỡ 40m đã đủ sức san bằng 1 thành phố.

“Cứ thử tưởng tượng một tòa nhà lớn di chuyển với tốc độ Mach 50 (gấp 50 lần vận tốc âm thanh)”, theo Reuters dẫn lời ông Lu.

Ước tính, cứ 100 năm lại có một tiểu hành tinh đâm vào địa cầu, nhưng dự đoán này không dựa vào bằng chứng rõ ràng mà chỉ là tiên đoán của giới chuyên gia

Mục tiêu của Tổ chức B612 là phóng kính viễn vọng không gian tư nhân Sentinel lên quỹ đạo vào năm 2018 để phát hiện sớm các tiểu hành tinh nguy hiểm lởn vởn gần Trái đất.

 

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video