Nguyên nhân nắng nóng bất thường ở châu Á

El Nino cùng với biến đổi khí hậu do yếu tố con người là nguyên nhân gây nên hiện tượng nắng nóng bất thường năm nay.

Vì sao nắng nóng bất thường ở châu Á

"Tại thủ đô Ấn Độ, dự kiến nắng nóng còn tiếp tục kéo dài 4 ngày nữa. Nhiệt độ ở Pakistan lên tới 50 độ C, và các đợt nắng nóng từ đó kéo sang Ấn Độ," IB Times dẫn lời B K Yadav, giám đốc Trung tâm Khí tượng Ấn Độ.


Nhựa đường ở New Delhi chảy vì nắng nóng. (Ảnh: EPA)

Nhiệt độ đang gia tăng ở miền trung, tây bắc, đông và nam Ấn Độ, với nền nhiệt độ có lúc lên tới 47 độ C. Tại các vùng đồi núi, nhiệt độ cũng ở mức tương tự. Cái nắng như thiêu đốt làm chảy nhựa trên một con đường lớn ở thủ đô New Delhi, khiến những vạch sang đường màu trắng chuyển thành màu đen.

Số người chết vì nắng nóng trên khắp Ấn Độ đã vượt quá con số 1.100. Đây là đợt nắng nóng kỷ lục trong vòng ba thập niên qua, với nền nhiệt cao hơn 5 độ so với nền nhiệt trung bình.

Thành phố Hyderabad ở miền nam Ấn Độ hàng năm chỉ có 5 ngày nắng nóng, tuy nhiên, trong tương lai, dự kiến số ngày nắng nóng sẽ lên tới 40 ngày, theo nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Hyderabad của Viện nghiên cứu khí hậu Potsdam, Đức.

Nguyên nhân và ảnh hưởng

Các chuyên gia nói rằng El Nino là nguyên nhân khiến nhiệt độ mặt nước biển ở Thái Bình Dương ấm lên, gây ra thời tiết nóng nực khắp châu Á. El Nino là hiện tượng thay đổi đáng kể nhiệt độ trên mặt biển ở vành đai nhiệt đới của Thái Bình Dương, nó xảy ra mỗi 2-7 năm khi các cơn gió mậu dịch (gió mạnh thổi liên tục từ đông nam hoặc đông bắc về hướng xích đạo) bắt đầu suy yếu. El Nino khiến nhiệt độ tăng lên, gây ra mưa bão, lụt lội và hanh khô.

"Trong vài trăm năm qua, nhiệt độ nóng lên khoảng 0,8 độ, con người sẽ phải chịu đựng các đợt nắng nóng nhiều hơn, ngay cả khi không xảy ra El Nino. El Nino làm tăng nhiệt độ không khí và do đó, gây thêm rắc rối cho sự nóng lên toàn cầu," J Srinivasan, chủ tịch Trung tâm biến đổi khí hậu thuộc Viện khoa học Ấn Độ nói.

Loạt 22 nghiên cứu "Giải thích những hiện tượng khắc nghiệt năm 2013 dưới góc độ khí hậu" chỉ rõ, những đợt nắng nóng năm 2013 là biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Sự nóng lên toàn cầu do yếu tố con người khiến 2014 trở thành năm nóng nhất được ghi nhận, xu thế này sẽ tiếp tục năm 2015 do El Nino đến sớm, theo dự đoán của Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) Mỹ.

Nồng độ khí cacbon dioxide (CO2) trung bình toàn cầu trong khí quyển vượt mức báo động, ở mức 400 phần triệu (ppm) vào tháng 3/2015. Tốc độ tăng nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển giai đoạn năm 2012-2014 là 2,25 ppm mỗi năm. CO2 là loại khí nhà kính mạnh khiến toàn cầu nóng lên. Nồng độ CO2 trong khí quyển không ngừng gia tăng chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch, nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

Các đại dương trên thế giới đang hấp thụ C02 khiến độ pH của nước biển thay đổi và có tính axit cao hơn, gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nguồn lợi thủy sản trên thế giới.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video