Nguyên nhân tâm lý khiến tuổi "trẻ trâu" có quyết định bốc đồng

Độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi mà tính cách và cách hành xử của con người thanh đổi liên tục. Thời điểm này, con người không ngần ngại khi làm những điều điên rồ: uống rượu vô độ, đánh nhau, đua xe... Họ thường biện minh cho những hành động này là do bản tính hiều thắng, bốc đồng của tuổi mới lớn hoặc do tính cách sinh ra đã vậy.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Temple đã chỉ ra chính phần vỏ não trước trán là yếu tố quyết định cho những hành động mang tính bốc đồng này.

Theo các chuyên gia, phần vỏ não trước trán có khả năng điều hòa cảm xúc tiêu cực, điều hành chức năng nhận thức cao cấp như lập kế hoạch, phán đoán, giải quyết vấn đề lý luận, quyết định sự thông minh của bộ não.

Để hiểu rõ hơn, các chuyên gia đã sử dụng máy chụp cộng hưởng từ (fMRI) và chụp cắt lớp bức xạ positron (PET) để hiểu rõ hơn bộ não cũng như phần vỏ não trước trán của những thanh niên 20 tuổi tham gia cuộc thử nghiệm.

Laurence Steinberg - giáo sư tâm lý học thuộc ĐH Temple cho biết: "Khi chúng ta khoảng 15 - 16 tuổi, nhiều tế bào trong não chết đi nhưng song song với đó, vô số tế bào thần kinh não khác được sinh ra. Rất nhiều khả năng nhận thức cơ bản, nâng cao lý luận, tư duy trừu tượng, tự ý thức nhanh chóng được mở rộng trong thời gian này. Các kết nối thần kinh quy định cảm xúc và kiểm soát xung động có thể được định hình vào giữa tuổi 20".

Nghiên cứu của ông Laurence Steinberg cũng chỉ ra mạch phần thưởng trong não của các thanh thiếu niên được kích hoạt nhiều hơn người trưởng thành và lớn tuổi. Những tín hiệu này thúc đẩy các bạn trẻ luôn thử tìm kiếm nhiều điều thú vị, chinh phục cảm giác mạnh ở tuổi thiếu niên.

Những mạch phần thưởng này bao gồm tế bào thần kinh dopamine chứa trong vỏ não trước trán và vùng sâu hơn của não bộ, chẳng hạn như nhân não, hạt hạnh nhân.

Vùng nhân não có tên là Nucleus Accumbens là khu vực tạo ra những xung thần kinh khiến ta có cảm giác dễ chịu khi được thỏa mãn.

Bởi vậy mà nhiều thanh thiếu niên luôn cố gắng gây ấn tượng với mọi người xung quanh bằng cách thể hiện sự liều lĩnh của mình và cảm thấy thích thú, thỏa mãn khi được nhiều người cổ vũ.

Theo nghiên cứu của Steinberg, thanh thiếu niên thường xuyên làm những điều mà bạn bè thách thức mà không quan tâm đến việc nhận thức điều đó đúng hay sai. Tuy nhiên, sự điên rồ, bốc đồng này của các bạn trẻ không kéo dài mãi. Sở dĩ Steinberg nói như vậy là bởi ông tìm thấy có sự khác biệt trong hình ảnh quét não của của thanh thiếu niên với người trưởng thành.

Theo đó, não người trưởng thành được thiết kế tốt hơn để phát hiện ra sai sót trong việc đưa ra quyết định. Khi họ thực hiện một công việc cần đến sự nhanh nhạy, não sẽ gửi đi một tín hiệu nếu phát hiện ra sai lầm ở đó.

Thú vị thay, theo một cuộc điều tra, thanh thiếu niên khi lái xe sẽ cẩn thận hơn khi đi một mình. Nhưng nếu đi cùng một nhóm bạn bè, họ sẽ lái xe rất ẩu và "trẻ trâu". Lợi ích của việc này đối với họ là gì? Chính là sự đồng thuận từ những người bạn ngang hàng. Tương tự trong một cuộc khảo sát, gu nhạc của thanh thiếu niên sẽ thay đổi nếu họ không biết trước bạn bè của họ chọn loại nhạc gì để nghe.

Không giống như trẻ nhỏ và người lớn, sự cô lập sẽ làm cho thanh thiếu niên cảm thấy vô dụng và không xứng đáng, điều này kết hợp cùng với bản năng của con người sẽ dẫn đến việc họ thường ưu tiên bạn bè hơn gia đình. Cũng giống như động vật, bản năng giao du với những người không cùng dòng họ sẽ làm phong phú "giống loài" của chúng ta, ngăn ngừa khả năng cận giao (giao phối cận huyết). Thực tế, thanh thiếu niên có khả năng phân tích tính cách và biểu cảm khuôn mặt cao hơn các nhóm tuổi khác, giúp họ biết được cảm xúc của bạn bè dễ dàng hơn.

Hơn nữa, hoóc-môn Allopregnanolone não sản sinh ra để làm dịu người lớn và trẻ em khi xảy ra stress lại có tác dụng ngược đối với thanh thiếu niên. Nó làm họ cực kì hoảng loạn và lo lắng. Cùng với việc đồng hồ sinh học bị thay đổi khiến họ thức khuya và dậy trễ hơn bình thường.

Mặt khác, các thanh thiếu niên trong độ tuổi này rất khỏe mạnh. Họ có hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn bình thường, chịu sự thay đổi nhiệt độ lớn hơn và khả năng mắc bệnh ung thư cực kì thấp. Tuy nhiên, các khảo sát cho thấy ở độ tuổi này tỉ lệ tử vong cao hơn 200-300% so với trẻ em, nguyên nhân chính vì tai nạn giao thông và tự tử. Các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi chất xám, chất trắng và các hoóc-môn trong não chính là thủ phạm của tính cách "trẻ trâu" trong thanh thiếu niên, gây ra những tai nạn vì tính cách "bất chấp rủi ro".


Một "trẻ trâu" điển hình.

Tuy vậy, các kết nối và độ mềm dẻo của khớp thần kinh khiến thanh thiếu niên có khả năng tiếp thu kiến thức khá nhanh và ghi nhớ chúng cực lâu. Điều này giúp ích cho các hoạt động xã hội và giao tiếp bên ngoài và khả năng chấp nhận rủi ro cao thường đem đến các bài học cùng trải nghiệm quý giá cho thanh thiếu niên, và nếu ai vượt qua giai đoạn này một cách an toàn, đó chính là bước đệm lớn để họ bước vào đời.

Vậy mới hiểu, làm "trẻ trâu" tuy dễ mà rất khó!

Cập nhật: 28/03/2016 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video