Lý giải việc trẻ vị thành niên luôn muốn mình là trung tâm vũ trụ

Chính cấu tạo não của thanh thiếu niên khiến cho họ trở nên ích kỷ và tự cho mình là trung tâm. Đây là một tác dụng phụ trong quá trình phát triển và trưởng thành của con người nhằm làm tăng khả năng học hỏi và nghiên cứu.

Một nghiên cứu của Đại học Columbia ở New York phát hiện ra rằng, trong não bộ của trẻ vị thành niên, những "tín hiệu vui sướng" được tạo ra bằng cách liên kết vùng não lưu giữ kí ức với vùng não xử lý tìm ra câu trả đúng cho những vấn đề trong cuộc sống. Ở người lớn, những liên kết này không chặt chẽ và vì thế tín hiệu vui sướng cũng khá mờ nhạt.

Nói một cách khác, khi tìm ra được câu trả lời đúng đắn cho vấn đề, não bộ của những người trẻ tuổi sẽ phát ra tín hiệu vui sướng tự thưởng cho bản thân tạo ra cảm giác tự hào và nghĩ mình là trung tâm. Chính những tín hiệu vui sướng này sẽ trở thành động lực cho các bạn trẻ tìm tòi giải quyết các vấn đề nhiều hơn nữa để trải nghiệm lại cảm giác tự hào. Bên cạnh đó, chúng cũng sẽ nảy sinh tâm lý ích kỷ khi chỉ muốn giữ riêng mọi vấn đề để tự mình giải quyết.


Sự thay đổi trong tâm lý trẻ vị thành niên sẽ khiến cho nhiều bậc bố mẹ bị sốc. (Nguồn ảnh: telegraph).

Khi thử nghiệm trên 41 thanh thiếu niên và 31 người lớn, phương pháp quét não được áp dụng trong khi người tình nguyện thực hiện các hoạt động học tập và giáo dục thể chất.

Phân tích cho thấy ở những thanh thiếu niên, vùng não hồi hải mã (hippocampus) – nơi tập trung lưu trữ kí ức – đã có những hoạt động rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa vùng não đồi thị và thể vân phụ trách khả năng học tập ở thanh thiếu niên cũng được tăng cường.

Dậy thì đánh dấu một khởi đầu của tuổi vị thành niên. Tuổi dậy thì ở các em gái là 8-13 tuổi, còn với các em trai là từ 10-14 tuổi, tuy nhiên điểm kết thúc lại khác nhau tuỳ thuộc vào các nhân tố cá tính, gia đình, xã hội và văn hoá. Đây là một giai đoạn có sự thay đổi nhanh và mạnh cả về tâm lý và sinh lý, đồng thời chứa đựng những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn cá tính.

Ở tuổi này, trẻ vị thành niên muốn được tôn trọng như người lớn và muốn mọi người chung quanh nhìn thấy là một cá thể riêng biệt. Các em không bao giờ muốn bị so sánh hoặc bị phê bình, chỉ trích trước mặt người khác.


Dậy thì đánh dấu một khởi đầu của tuổi vị thành niên.

Giáo sư Daphna Shohamy, người điều hành hoạt động nghiên cứu, cho biết: "Kết quả này không chứng minh trẻ em thanh thiếu niên có khả năng học tập và trí nhớ tốt hơn người lớn. Nhưng cách thức ghi nhận thông tin ở trẻ em và người lớn là hoàn toàn khác nhau".

Ở người bình thường, giữa vùng đồi hải mã, đồi thị và thể vân có rất ít liên kết với nhau. Tuy nhiên, ở trẻ vị thành niên, những liên kết này rất mạnh khiến cho trẻ hứng thú hơn trong hoạt động học tập, tìm tòi thế giới bên ngoài và dễ dàng ghi nhớ kiến thức. Tuy nhiên, mạng lưới kết nối thần kinh này cũng gây ra tác dụng phụ và khiến cho trẻ luôn luôn mong muốn thu hút sự chú ý của những người xung quanh.

Cập nhật: 14/10/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video