Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa là căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và phải làm sao để điều trị.
Những điều cần biết về bệnh đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa chiếm khoảng 80% trường hợp.
Đau thần kinh tọa thường xảy ra nhất khi thoát vị đĩa đệm, xương cột sống trên cột sống hoặc hẹp cột sống (hẹp cột sống) chèn ép một phần của dây thần kinh. Điều này gây ra viêm, đau và thường bị tê ở chân bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa
- Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân hay gặp nhất.
- Bất thường cột sống thắt lưng (do mắc phải hoặc bẩm sinh):
Mắc phải:
- Viêm nhiễm tại chỗ hoặc vùng lân cận (nhiễm lạnh, nhiễm trùng: giang mai, nhiễm virus herpes, HIV CMV virus, nhiễm độc chì);
- Bệnh lý đái tháo đường;
- Viêm cơ tháp vùng chậu (thường gặp ở các vận động viên chơi thể thao khi có các động tác sai tư thế);
- Hội chứng hẹp ống sống (hay gặp ở người già);
- Hội chứng viêm mặt nhỏ của khớp cột sống: do vận động mạnh hoặc sai tư thế gây chệch khớp cột sống;
- Di căn cột sống (ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú di căn, u buồng trứng, u tiểu khung);
- Chấn thương cột sống thắt lưng như trượt đốt sống, gẫy đốt sống gây chèn ép rễ dây thần kinh tọa.
Bẩm sinh:
- Các nguyên nhân trong ống sống như: u tủy, u màng não tủy, u dây thần kinh tủy (neurinoma), u mỡ vùng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú. Áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.
- Nguyên nhân hiếm gặp (đôi khi chỉ chẩn đoán được trong cuộc mổ): khó chẩn đoán như dãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn TM màng cứng, phì đại dây chằng vàng. Rễ Thần kinh L5 và S1 to hơn bình thường.
Những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa tăng bao gồm:
- Lớn tuổi: nhưng bệnh ở cột sống xuất hiện do tuổi cao như thoát vị đĩa đệm và gai cốt sống là những nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa.
- Béo phì: trọng lượng dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên cột sống từ đó góp phần gây ra đau thần kinh tọa.
- Tiểu đường: bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kình.
- Ngồi lâu hoặc ít vận động: ngồi trong thời gian dài hoặc có ít vận động làm tăng khả năng mắc đau thần kinh tọa hơn.
Đây là một căn bệnh vô cùng dễ mắc phải, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống bệnh nhân.
Dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa
Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.
Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.
Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.
Điều trị đau thần kinh tọa
Điều trị
1. Điều trị không phẫu thuật
- Chườm nóng hoặc lạnh nơi bị đau. Bạn nên chườm lạnh trước trong vòng 48 đến 72 giờ sau đó bắt đầu chườm nóng.
- Bạn có thể dùng các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid để giúp giảm sưng và giảm đau. Bác sĩ cũng có thể cho bạn dùng thuốc giãn cơ, steroid dạng uống hoặc tiêm steroid ngoài màng cứng.
- Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể cần dùng các thuốc mạnh hơn có chứa narcotic trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ đề nghị xoa bóp nóng lạnh xen kẽ cho bạn để giảm nhức cơ và đau buốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng tất cả các thuốc giảm đau và sưng đều có tác dụng phụ. Thuốc kháng viêm không steroid có thể gây rối loạn dạ dày, tiêu chảy, loét dạ dày, đau đầu, chóng mặt, khó nghe hoặc phát ban. Thuốc giãn cơ có thể gây uể oải, chóng mặt hoặc phát ban.
- Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu kết hợp thể dục để giúp giảm đau.
2. Điều trị có phẫu thuật
Bác sĩ chẩn đoán đau thần kinh tọa dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng triệu chứng của bạn. Các xét nghiệm và kiểm tra khác thường không cần thiết, tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm khác nếu triệu chứng của bạn không giảm sau điều trị và bác sĩ đang cân nhắc tiến hành phẫu thuật cho bạn.
Phòng bệnh
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Bệnh đau thần kinh tọa có nguyên nhân xuất phát từ tình trạng béo phì, thừa cân.
- Chế độ ăn uống khoa học: Hãy xây dựng chế độ ăn uống bổ sung các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể phát triển tốt hơn, hoàn hảo hơn, phòng ngừa được các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Tinh thần thoải mái: Các hoạt động thường nhật của mỗi người đều nhờ vào sự chỉ huy của não bộ truyền đến các dây thần kinh. Vậy nên, giữ một tinh thần thoải mái sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Tập thể dục thể thao: Một số môn thể thao bác sĩ khuyên tập đó là bơi lội, tập yoga, đi bộ có thể phòng bệnh. Dành 30 phút để tập môn thể thao mà mình ưa thích để tăng cường sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
- Tránh mang vác đồ nặng ở trên lưng: Đau lưng là một trong những nguyên nhân đau dây thần kinh tọa. Vì thế bạn cần phải hạn chế khuân vác đồ nặng ở trên lưng.
- Hạn chế dồn trọng tâm của cơ thể vào một chỗ: Khi ngồi quá lâu tại một chỗ thì bạn nên dành ra những phút giải lao, thư giãn gân cốt, đi lại xung quanh để tránh được sự tổn thương của dây thần kinh từ xương sống xuống đến mông.