Nhà khoa học Việt phát hiện loài hoa mới cực quý hiếm

TS. Đỗ Văn Trường, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết, một loài thực vật chưa được biết đến có giá trị cho khoa học vừa được tìm thấy tại VQG Tà Đùng. Đây là một loài Thu hải đường mới có thân đẹp, hoa rực rỡ, ấn tượng.

Theo TS. Đỗ Văn Trường, loài Thu hải đường mới được phát hiện trong chuyến thực địa nghiên cứu tính đa dạng thực vật của Vườn Quốc gia (VQG) Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông của các nhà thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Vườn Thực vật Bắc Kinh, Trung Quốc.


Loài Thu hải đường mới là nguồn gene quý hiếm bởi hình dáng đẹp, hoa có màu sắc sặc sỡ.

Trong một lần băng rừng, giữa làn mưa xối xả, các nhà khoa học học đã tìm thấy loài hoa Thu Hải đường mới này nằm nép mình giữa những tán lá rừng của đại ngàn Tây Nguyên.
Sau 15 tháng (từ lúc phát hiện đến khi công bố), loài thực vật mới này được đặt tên là Thu hải đường Tà Đùng, Begonia tadungenesis T.V.Do.

Loài Thu hải đường này có hình dạng, màu sắc của thân, lá, hoa và quả đẹp. Cụ thể, cây có phiến lá hình trứng rộng, bề mặt dưới lá nhẵn. Hoa cái có 6 cánh hoa và màu sắc đẹp, quả mọng có nhiều lông màu xám. Với màu sắc đẹp, loài Thu hải đường mới này có thể sử dụng để làm cảnh.


Thu hải đường mới này được tìm thấy dưới tán cây rừng của đại ngàn Tây Nguyên.

TS. Đỗ Văn Trường cho biết thêm, bên cạnh đây là loài hoa đẹp, việc phát hiện loài Thu hải đường mới này cũng báo động vấn đề bảo tồn bởi loài này đang có nguy cơ đe dọa do phân bố ở các khu vực rừng đang bị tác động mạnh do nạn phá rừng làm rẫy trồng cà phê, cây ăn quả...


Loài Thu hải đường mới đang chịu nhiều sức ép từ các hoạt động của con người.

“Loài có kích thước quần thể ngoài tự nhiên nhỏ và đang chịu nhiều sức ép từ hoạt động mở rộng diện tích trồng cây cà phê của người dân bản địa, làm mất môi trường sống, nên loài này bước đầu đánh giá ở mức cực kỳ nguy cấp (CR)”, TS. Đỗ Văn Trường lo lắng.

Điều đáng nói, theo TS. Đỗ Văn Trường, câu chuyện của loài Thu hải đường mới gặp “nguy hiểm” cũng là câu chuyện của nhiều loài sinh vật quý khác ở nước ta.

Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với khoảng gần 19 nghìn loài động vật và gần 14 nghìn loài thực vật được biết đến. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên khi mỗi năm có hàng trăm loài mới cho khoa học được phát hiện từ Việt Nam.

Tuy nhiên, rất nhiều loài mới sau khi được phát hiện ít được quan tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển đúng mức, đặc biệt là những loài quý, hiếm có giá trị tiềm năng, có khả năng ứng dụng trong cuộc sống (có thể sử dụng làm lương thực, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng...). Điều này là vô cùng đáng lo bởi nếu không được quan tâm, các loài mới này sẽ bị đe dọa, thậm chí là biến mất vĩnh viễn.

Thu hải đường là 1 trong 10 chi thực vật lớn nhất, với khoảng hơn 1.400 loài. Các loài trong chi này là các loại cây thân thảo sống cạn (đôi khi là biểu sinh) hay cây bụi nhỏ, sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, tại Nam và Trung Mỹ, châu Phi và miền nam châu Á.
Hoa Thu hải đường có màu sắc đa dạng từ trắng, hồng, đỏ tươi, tím hay vàng. Do hoa có màu sắc sặc sỡ và hình thái thân, lá đẹp, đầy ấn tượng nên nhiều loài được sử dụng làm cây cảnh.

Hiện ở Việt Nam, các loại Thu hải đường rất được ưa chuộng để làm cảnh bởi hoa có nhiều màu sắc, thân đẹp, trồng nhanh ra hoa. Trên thị trường hoa cây cảnh có bán nhiều loài Thu hải đường khác nhau (tên gọi có thể là Thu hải đường hay Sen cạn (vì lá rất giống lá sen).
Cập nhật: 12/03/2021 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video