Nhà nghiên cứu khí tượng Nhật Bản: Không có cơ sở khoa học về "mây động đất"

Một chuyên gia khí tượng tại Nhật Bản nhấn mạnh rằng không có cơ sở khoa học nào cho cái gọi là "mây động đất" và kêu gọi mọi người thận trọng không nên lan truyền thông tin sai lệch, sau khi có những bài đăng trên mạng xã hội về sự xuất hiện của những đám mây như vậy sau trận động đất ngày 8/8 ngoài khơi tỉnh Miyazaki.

Trận động đất độ lớn 7,1 ngoài khơi tỉnh Miyazaki đã khiến Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) lần đầu tiên đưa ra cảnh báo nguy cơ xảy ra siêu động đất tại rãnh Nankai.


Ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Osaki, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 8/8/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Có nhiều thông tin đồn xuất hiện trên mạng xã hội như: "Tôi nghe nói rằng mây động đất xuất hiện trước động đất" hay "Có ba hàng mây động đất".

Kentaro Araki, một chuyên gia về mây và nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Khí tượng của JMA khẳng định không thể xác định ảnh hưởng của động đất bằng cách nhìn vào mây. 

Theo chuyên gia Araki, mây được phân thành 10 loại, trong đó có đám mây cirrus, đám mây stratus và đám mây cumulonimbus, dựa trên độ cao, hình dạng và các yếu tố khác, và có hơn 400 loại nếu được phân chia theo độ trong suốt và các yếu tố khác. Trong số đó, mây máy bay và mây sóng sọc rõ ràng thường bị nhầm lẫn với mây động đất, nhưng ông khẳng định "khí tượng học có thể giải thích hình dạng và điều kiện của tất cả các đám mây thường được gọi là mây động đất".

Chuyên gia Araki cũng đăng trên tài khoản X ngày 8/8 rằng: "Mây không thể là dấu hiệu báo trước động đất". 

Mây động đất đã trở thành một chủ đề mỗi khi xảy ra một trận động đất lớn. Từ năm 1983, sau trận động đất ngoài khơi tỉnh Akita, những tin đồn như vậy đã lan truyền, và báo Mainichi Shimbun khi đó đưa tin rằng JMA tuyên bố không có cơ sở cho những đám mây như vậy. Cơ quan này khẳng định rằng: "không có lời giải thích khoa học nào ủng hộ việc mây địa chấn xuất hiện liên quan đến động đất".

Cập nhật: 14/08/2024 TTXVN/Báo Tin tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video