La Mã là một đế quốc suy đồi, người La Mã phân biệt chủng tộc... là những suy nghĩ có phần phiến diện về đế chế vĩ đại này.
La Mã là một trong những đế quốc vĩ đại nhất của nhân loại, trải dài hàng vạn dặm trên lãnh thổ châu Âu. Đế chế này đã để lại nhiều di sản quý giá về tôn giáo, kiến trúc, triết học, khoa học… nhưng vì nhiều lý do khác nhau, có những câu chuyện hoàn toàn sai lầm về đế chế này mà chúng ta vẫn cứ tin là thật…
1. La Mã là một đế quốc suy đồi
Khi nhắc tới La Mã, nhiều người thường sẽ nhớ ngay đến những hình ảnh trụy lạc, bạo lực trong các bộ phim hiện đại. Chính vì vậy hầu như những người hiện đại vẫn hình dung La Mã cổ đại chỉ toàn kẻ hiếp dâm, nghiện sex, suy đồi, vô đạo đức.
Nhiều người cho rằng, người La Mã cổ đại chỉ toàn kẻ hiếp dâm, nghiện sex, suy đồi, vô đạo đức
Các bộ phim cũng có phần đúng vì ở thời điểm đó, người dân La Mã thuộc mọi tầng lớp rất thoải mái và công khai thảo luận về tình dục. Họ có thể nói chuyện đó ở những nơi công cộng, trong bữa ăn, thậm chí kể cả khi đến nơi linh thiêng và tối thượng như tại nhà thờ hay một địa điểm thờ cúng nào đó.
Người La Mã rất thực tế, họ coi tình ái là một hoạt động sinh lý bình thường và việc thỏa mãn nó cũng cần thiết như bữa ăn hàng ngày. Thậm chí, họ còn tổ chức lễ hội thờ thần tình yêu Venus.
Tại những lễ hội này, các chàng trai và các cô gái La Mã đã thoải mái hẹn hò và thực hiện ân ái theo sự tự nguyện đôi bên.
Nhưng người La Mã chắc chắn không phải là những kẻ suy đồi hay vô đạo đức. Dù thoáng về mặt tình dục, họ lại vô cùng tôn trọng luật pháp. Các chính sách bảo vệ phụ nữ được thực hiện hiệu quả và bất cứ kẻ nào phạm tội hiếp dâm sẽ bị tử hình.
Người La Mã chế tạo ra bao cao su từ vải và da thú để bảo vệ sức khỏe. Nền văn minh cổ đại này còn tiên tiến tới độ, họ ủng hộ hôn nhân đồng tính và coi đây là một xu hướng tình dục bình thường, lành mạnh. Chính vì vậy, đế chế này kéo dài tới 12 thế kỷ, cùng với đó, người La Mã tạo ra vô số phát minh, công trình nghệ thuật đỉnh cao mà tới nay vẫn là bài học quý giá cho người hiện đại.
2. Giải oan cho bạo chúa
Nero là một trong những vị hoàng đế La Mã bị xem là bạo chúa vì sự tàn ác tột cùng. Sử sách ghi lại ông đã giết hại mẹ của mình - Agrippina, và người vợ đầu Octavia để được cưới người vợ mới. Sau đó, Nero còn giết anh trai, giết người thầy và là nhà triết học nổi tiếng Seneca.
Chưa hết, bạo chúa còn bị lên án với hành động đốt cả thành La Mã để mua vui vào năm 64 và thản nhiên chơi đàn khi dân chúng bị lửa đỏ thiêu cháy. Chính Nero đã châm lửa đốt thành Rome nhưng ông hoàn toàn đổ lỗi việc này cho những người dân theo đạo Cơ đốc. Bởi vậy, hàng nghìn người dân theo đạo Cơ đốc đã bị bỏ đói cho đến chết và bị thiêu.
Nhiều tài liệu ghi rằng, bạo chúa Nero vô cùng tàn bạo, ông sẵn sàng ném cả ngàn người vào đấu trường Colosseum để làm mồi cho sư tử
Nổi bật nhất về Nero chính là câu chuyện ông tàn bạo ném cả ngàn người vào đấu trường Colosseum để làm mồi cho sư tử. Những đạo hữu Cơ Đốc sẽ bị phanh thây, bị lấy ra làm vật thử nghiệm cho các trò tra tấn biến thái, độc ác tại đấu trường danh tiếng. Câu chuyện ghê rợn này được ghi lại trong các văn bản tôn giáo, được miêu tả lại trong nhiều cuốn sách nổi tiếng nhưng chắc chắn là không có thật.
Lý do là bởi lúc này, đấu trường La Mã vẫn còn đang trong quá trình xây dựng, mãi tới năm 80 dưới thời vua Titus, kiến trúc vĩ đại này mới chính thức hoàn thành. Chính vì vậy những câu chuyện ghê rợn, đẫm máu về hoàng đế Nero cùng đấu trường La Mã hoàn toàn là điều không có thật.
3. Người La Mã phân biệt chủng tộc
Rất nhiều bộ phim nổi tiếng về thời La Mã như Spartacus, Gladiator… cùng nhiều cuốn truyện, sách đều mô tả giai cấp cầm quyền của Rome là những người da trắng còn người da đen phải chịu cảnh nô lệ tội nghiệp, bị đánh đập, hành hạ.
Nhiều người còn cho rằng, người La Mã chỉ là những người da trắng hung hăng, tàn bạo
Thế nhưng đế chế La Mã là một bản hợp ca hài hòa nhiều màu sắc, trải dài từ Bắc Phi tới Tây Á, châu Âu, trong đó có đẩy đủ người da đen, da vàng, da trắng. Và khi ấy, những người La Mã hoàn toàn không có một định kiến gì về màu da ảnh hưởng tới sự tiến thân hay giá trị của bản thân.
Khác với đế chế của người Hy Lạp, đế chế La Mã chỉ bắt những vùng đất họ chinh phục được phải tuân theo luật pháp cùng mức thuế của thành Rome chứ không hề thay đổi nguồn gốc, phong tục của họ.
Chế độ nô lệ có tồn tại ở thành Rome nhưng nô lệ gồm cả người da đen lẫn người da trắng. Việc buôn bán nô lệ là một thành phần kinh tế trong cuộc sống và không liên quan gì tới sự phân biệt chủng tộc. Thậm chí trong những phiên mua bán, mọi người vẫn làm thơ ca ngợi những nô lệ da đen vì dáng vẻ oai phong cũng như coi trọng các nô lệ người Hy Lạp tóc vàng, mắt xanh.
Hình ảnh vua Macrinus
Bằng chứng rõ nhất về sự công bằng trong nền văn minh La Mã, chính là trong lịch sử đế chế này có tới 2 vị vua châu Phi là Severus và Macrinus. Vua Severus là người dân Libya - vùng đất khi ấy mới trở thành thuộc địa của Rome.
Nhưng chỉ sau vài năm, ông liên tục thăng tiến và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng, trở thành vị hoàng đế vĩ đại của La Mã. Vị vua còn lại - Marcinus còn xuất thân từ tầng lớp bần cùng nhưng với tài năng cùng lòng bác ái, ông vẫn được người dân ủng hộ để trở thành người đứng đầu đất nước.