Các nhà khoa học Úc mới thực hiện thành công thử nghiệm lúa mì thân cứng chịu được mặn, tăng năng suất hạt lên 25% ở các loại đất mặn.
>>> Phát hiện gen đột biến Eibi1 ở cây lúa mạch hoang dã
Sử dụng kỹ thuật nhân giống thông thường, các nhà khoa học tại Đại học Adelaide và Khối thịnh vượng chung khoa học và Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp (CSIRO) đã cho ra đời giống lúa mì mới chứa gene loại bỏ muối natri từ lúa mì Triticum monococcum (họ hàng gần với lúa mì hiện đại) cho phép nước di chuyển từ rễ lên lá nuôi cây.
Các nhà nghiên cứu đã cho ra đời giống lúa mì mới chứa gene loại bỏ muối natri
Lúa mì là một trong các loại ngũ cốc được trồng rộng rãi nhất trên thế giới, nhưng trong đất mặn, nó dễ bị tổn thương do muối tích tụ trong lá, có thể cản trở tăng trưởng và giảm sản lượng, đe dọa an ninh lương thực.
Nghiên cứu trên đã hé mở các giống cây trồng cũng như lúa mì có khả năng sinh trưởng trên đất mặn, để phát triển các cây trồng ngũ cốc. Hơn nữa, kỹ thuật nhân giống thông thường này sẽ cho hạt giống có giá rẻ hơn nhiều đối với các hạt biến đổi gene. Các nhà khoa học đang lên kế hoạch sẽ bán các hạt giống lúa mì mới trong vòng 5 năm tới.
Được biết, đất mặn ảnh hưởng đến hơn 20% đất nông nghiệp của thế giới, gây khó khăn cho hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp nhất là ở những vùng nhiễm mặn cao. Ở Mỹ, một nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, mỗi năm thiệt hại do nhiễm mặn lên đến 12 tỷ USD.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại việc phổ biến giống lúa mì này sẽ làm giảm sự quan tâm tới cải tạo đất mặn của người nông dân.