Nhật Bản phát triển chip chống virus

Các chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản tuyên bố họ đã sản xuất thành công một con vi chip có thể chặn virus máy tính trước khi chúng xâm nhập vào PC. Bước tiến này có thể sẽ thay đổi phương thức sử dụng phần mềm bảo mật.

Chuyên gia nghiên cứu Eiichi Takahashi của Viện nghiên cứu khoa học công nghệ công nghiệp tiên tiến quốc gia Nhật Bản cho biết con chip sẽ được ứng dụng trong các router và có thể ngăn chặn virus mà không hề làm chậm hệ thống. Phương thức chặn virus này tương tự như phương thức đang được sử dụng trong các phần mềm bảo mật.

Không chỉ có thể ngăn chặn virus xâm nhập PC con chip này còn thể ngăn chặn không cho virus tấn công hàng loạt thiết bị khác như điện thoại di động, PDA ...

Nhưng con chip bảo mật như thế này sẽ luôn cần phải lập trình lại nhằm cập nhật cho nó những thông tin về các dòng virus mới. Hiện con chip kiểu này mới chỉ có nhận diện khoảng vài trăm loại virus.

Nhưng nếu cứ phải lập trình lại thường xuyên con chip sẽ đẩy giá thành của hệ thống bảo mật bằng chip lên rất cao. Đây chính là một vấn đề nan giải chưa tìm được câu trả lời nhằm đưa hệ thống bảo mật mới ra thị trường, chuyên gia Takahashi cho biết. Trong khi đó, một hệ thống phần mềm bảo mật mã nguồn mở miễn phí hiện nay cũng đã hoạt động tương đối hiệu quả với khả năng nhận diện khoảng 70.000 dòng virus khác nhau.

"Để có thể đưa công nghệ mới này ra thị trường thì cần phải xây dựng được một hệ thống kênh kinh doanh toàn cầu nhằm cắt giảm giá bán xuống một mức phù hợp hơn với người tiêu dùng," chuyên gia phân tích Kengo Nagahashi của hãng Nikko Citigroup nhận định.

Nagahashi cũng khẳng định công nghệ chống virus mới này hoàn toàn không phải là hiểm hoạ mới đe doạ đến sự tồn tại của các phần mềm bảo mật như của Trend Micro hay Symantec.

Takahashi cho biết ông hi vọng chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư để giúp dự án tiếp tục hoạt động trong khoảng từ 3 đến 5 năm nữa. Trong khoảng thời gian đó các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển và giúp cho con chip có thể nhận diện được nhiều virus hơn nữa và có thể được phép đưa vào sản xuất đại trà.

Hoàng Dũng

Theo Reuters, VnMedia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video