Nhật khoan biển sâu chưa từng có để tìm hiểu động đất

"Khoan nó trong khi nó vẫn đang nóng” là mục tiêu của dự án mang tên JFAST nhằm tìm hiểu trận siêu động đất và sóng thần 8,9 độ richter tàn phá Nhật và gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima hồi tháng 3 năm ngoái.

Các nhà khoa học quốc tế sẽ khoan sâu 7,74km dưới mặt nước biển ở ngoài khởi bờ biển Nhật bản sau đó sử dụng đầu dò nhiệt độ để đo nhiệt của các mảng trầm tích với hy vọng có thể tính toán chính xác thềm lục địa đáy biển đã di chuyển bao xa trong trận động đất năm ngoái.


Tàu Chikyu sẽ thực hiện nhiệm vụ khoan biển lần này
nhằm tìm hiểu động đất và sóng thần năm ngoái

“Độ ma sát giữa các mảng kiến tạo trong suốt trận động đất khiến các trầm tích xung quanh bị đốt nóng, có khả năng lên tới hàng trăm độ C”, GĐ Chương trình Khoan đại dương Tích hợp, Kiyoshi Suyehiro, cho biết. Mục đích của dự án là kiểm tra được nhiệt độ của trầm tích trước khi chúng bị nguội.

“Trầm tích đã nguội đi ít nhất là 1 độ C so với môi trường xung quanh nhưng tôi tin rằng vẫn có thể tìm ra sự khác biệt”, Kiyoshi Suyehiro nói.

Với độ sâu 7,74km, các nhà khoa học đã phá vỡ kỷ lục khoan biển từ thuyền năm 1978 với 690m.

Tham khảo: Newscientist

Theo Đất Việt, Newscientist
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video