​Nhật phóng thành công tàu thăm dò thiên thạch

Ngày 3/12, Cơ quan Thám hiểm hàng không Nhật (JAXA) đã phóng thành công tàu vũ trụ thăm dò thiên thạch Hayabusa 2.

>>> Lộ diện đối thủ của Rosetta


Tên lửa mang tàu vũ trụ Hayabusa 2 bay lên không gian - (Ảnh: Reuters)

Theo AFP, tàu không gian Hayabusa 2 phóng đi từ Trung tâm Không gian Tanegashima tại miền nam Nhật bằng tên lửa H-IIA. Trên quỹ đạo trái đất, tàu Hayabusa 2 đã tách thành công khỏi tên lửa H-IIA và bắt đầu cuộc hành trình tới thiên thạch 1999JU3.

Theo dự kiến, tàu Hayabusa 2 sẽ bay tới thiên thạch 1999JU3 vào giữa năm 2018 và nghiên cứu tại đây trong vòng 18 tháng. Nó sẽ bắn lên bề mặt thiên thạch để tạo một miệng hố nhằm thu thập chất liệu. Tàu Hayabusa 2 cũng sẽ thả robot mini MINERVA-II thiết bị nghiên cứu MASCOT của Đức lên bề mặt thiên thạch.

Tàu Hayabusa 2 sẽ mang các chất liệu từ bề mặt thiên thạch về trái đất vào năm 2020. Các nhà khoa học cho rằng trên thiên thạch có thể có các vật chất hữu cơ và thậm chí cả nước, nguồn gốc của sự sống trên trái đất.

Việc nghiên cứu chất liệu thiên thạch có thể giúp tìm hiểu về sự hình thành hệ mặt trời 4,6 tỉ năm trước đây và cung cấp dấu vết về nguồn gốc sự sống trên trái đất. Ước tính dự án Hayabusa 2 của JAXA trị giá khoảng 260 triệu USD.

Trước đó Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) cũng phóng thành công robot Philae lên bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Các dữ liệu ban đầu mà Philae thu thập được cho thấy bề mặt sao chổi chứa phân tử hữu cơ.
Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video